Qua rất nhiều thế hệ, rooibos luôn là một loại trà bổ dưỡng, thơm ngon với nhiều người trên toàn thế giới và là một loại tài nguyên kinh tế quan trọng của nông dân và các nhà máy sản xuất ở Nam Phi. Với hàm lượng chất chống oxi hóa cao và không chứa caffeine, rooibos có nhiều ứng dụng tốt cho sức khỏe và các lợi ích khác, bao gồm việc làm giảm đi cơn đau từ các triệu chứng dị ứng. Trường hợp của rooibos có nhiều quan hệ mật thiết liên quan đến các xưởng công nghiệp rooibos ở Châu Phi, nông dân và nhà sản xuất, kể cả hệ thống sở hữu trí tuệ (IP). 

Cái nhìn đầu tiên về Rooibos 

Nằm sâu trong dãy núi Cederberg, khoảng 200 km  từ phía Bắc Cape Town, Nam Phi, các bụi cây rooibus trải dài trên các thung lũng và cánh đồng rộng lớn. Từ cái nhìn đầu tiên, mọi người sẽ không thể tưởng tượng được rằng những loại cây nhỏ, giống cây bụi này lại có thể có lợi ích to lớn về dinh dưỡng và sức khỏe. Được biết đến với cái tên khoa học như aspalathus linearis, nhưng thường được gọi là “rooibos” (đọc là “roy-boss” – từ Nam Phi với nghĩa là “bụi đỏ”), loại cây này đã được sử dụng bởi những người bản xứ – đáng kể nhất là người Khoi và người San – qua nhiều thế hệ. 

Mặc dù diễn ra từ lâu và rất tốn kém, cuộc tranh luận liên quan đến sở hữu trí tuệ xung quanh việc đăng kí nhãn hiệu cho rooibos ở Hoa Kì (USA) đã tạo nên sự chú ý của cộng đồng quốc tế không chỉ  do đặc tính độc nhất của loại cây, mà còn do mối liên kết của nó đến văn hóa của người dân ở vùng Cederberg và Nam Phi. Điều này đã thúc đẩy sự đoàn kết của cả nền công nghiệp xung quanh một mục đích chung nhằm bảo vệ rooibos, và cuối cùng, vào năm 2014, rooibos đã nhận được chỉ dẫn địa lí đầu tiên (GI) cho một sản phẩm Nam Phi ngoài rượu vang và rượu mạnh. 

Hàng hóa với xuất xứ chỉ dẫn địa lí đặc trưng 

Rooibos là một trong hơn 200 loài aspalathus được trồng tại Nam Phi và là loài duy nhất có lợi cho sức khỏe. Đặc hữu trong một khu vực nhỏ ở dãy núi Cederberg tại tỉnh Western Cape, Rooibos sinh trưởng với điều kiện địa lí đặc trưng. Phần lớn đất đai ở đây khô cằn vì mùa hè nóng, khô, mùa đông lạnh, ướt, đặc trưng bởi hệ thống sa thạch, đá phiền sét (một vài loại lên đến 500 triệu năm tuổi), thực vật là hỗn hợp của các loại fynbos (bụi cây) và các loại cây Karoo. Sự đa dạng thực vật này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra loại đất với điều kiện hoàn hảo cho Rooibos.  

Rooibos chỉ phát triển ở nơi có độ cao từ 200 đến 1,000 mét trên mực nước biển. Rễ của các loài cây phải kéo dài 2 mét hoặc hơn để có thể chạm đến dòng nước ngầm, điều này giúp cây có thể tồn tại với điều kiện khô cằn tại đây. Loại cây này cần nước mưa mùa đông và sẽ chủ động sinh trưởng vào mùa xuân, tăng trưởng đến giữa mùa hè và rồi bắt đầu héo tàn vào đầu mùa đông.

Độ ẩm, lượng nước có sẵn, nhiệt độ không khí, độ dốc, đất khô và vĩ độ đóng vai trò quan trọng trong vòng đời của cây. Giống như cây bụi trong tự nhiên, Rooibos có thân chính và nhiều nhánh con. Những nhánh con này được kết nối với cành cây nhỏ với lá mềm, dài đến 10 cm. Trong tự nhiên, Rooibos sẽ có thể đạt đến độ cao 1.5m. Cây có thể cao từ 0.5 đến 1.5m, tùy thuộc vào độ tuổi, khí hậu, điều kiện đất. 

Kiến thức truyền thống 

Mặc dù rooibos là một cây bụi fynbos bản địa, không giống như cây chè truyền thống, nhưng nó được thu hoạch và chế biến theo cách tương tự. 

Kiến thức truyền thống (TK) của người Khoi và người San bị giới hạn khi nói về loại cây và các ứng dụng về sức khỏe đa dạng của nó. Chỉ sau khi những người định cư đến vùng đất này – và đi kèm với họ là kiến thức về chế biến chè – thì dân bản địa mới bắt đầu thưởng thức rooibos như một loại trà. 

Theo lịch sử, không rõ ai là người đầu tiên khám phá ra quá trình rã và lên men  cho loại cây để khiến nó có thể được dùng như trà. Được biết rằng những người nông dân đầu tiên đã phát triển kiến thức truyền thống qua nhiều thế kỉ trong việc trồng loại cây và trong công tác chế biến, biến đổi loại cây này thành trà, điều mà vẫn được dùng đến ngày hôm nay trong việc trồng và chế biến rooibos. 

Nông dân thu hoạch là chè từ các giống cây tốt nhất, sau đó băm nhỏ chúng . Các phần nhỏ này được nghiền, lên men toàn bộ trước khi được phơi khô dưới ánh sáng mặt trời. Quá trình oxi hóa xảy ra trong suốt quy trình này, điều này làm đổi màu các lá rooibos từ xanh sang đỏ và khiến cho trà có màu hổ phách đặc trưng.  

Ban đầu, việc trồng và chế biến rooibos được thực hiện bởi nông dân trong quy mô nhỏ, và sự nổi tiếng của loại trà bị hạn chế ở quy mô địa phương. 

Trà Rooibos. Ảnh: Wipo

Quá trình thương mại hóa 

Rooibos tiếp tục ẩn mình với toàn thể thế giới cho đến năm 1772, khi người dân địa phương giới thiệu loại trà với nhà thực vật học Thụy Điển, ngài Carl Thunberg. Mặc dù ông ấy mang một vài mẫu đến Châu Âu và viết về loại cây này, nhưng tiềm năng thực sự của nó vẫn chưa được nhận ra cho đến năm 1904, khi ngài Benjamin Ginsberg, một người dân Nga nhập cư đến Nam Phi, ông trở nên hứng thú với trà rooibos.

Ngài Ginsberg – một hậu duệ từ một gia đình có tham gia vào ngành công nghiệp trà – bắt đầu trao đổi với người dân Khoi và San về loại trà này. Qua nỗ lực của ông, trà rooibos nhanh chóng trở nên nổi tiếng khắp Nam Phi, và đã được biết đến như loại đồ uống quốc gia không chính thức của đất nước. Tổ chức kinh doanh của ngài Ginsberg thậm chí còn quảng bá loại trà trên quốc tế như một loại thảo dược thay thế cho các cây trà truyền thống (camellia sinensis), được biết đến là “trà núi”. 

Đóng góp của ngài Ginsberg

Ngài Ginsberg động viên một tiến sĩ địa phương, tiến sĩ Lafras Nortier, để tiến hành thí nghiệm  nhân giống (quá trình tạo ra các loại cây mới từ các nguyên liệu cây tự nhiên với các phương thức khác nhau), điều này đã tạo ra các kết quả khả quan. Ngài Ginsberg mang những kết quả này đến những người nông dân địa phương và thuyết phục họ bắt đầu nuôi trồng hạt giống Rooibos. Cho đến lúc đó, người nông dân chỉ có thể thu hoạch cây hoang dại này, nhưng việc trồng cây để bán là một viễn cảnh hấp dẫn hơn đối với nhiều người, vì nó sẽ mang lại nhiều thu nhập cần thiết hơn.

Khi người nông dân bắt đầu nuôi trồng cây, ngài Ginsberg làm việc để sáng chế quy trình sản xuất trà rooibos và nỗ lực thương mại hóa sản phẩm trên quy mô lớn hơn ở Nam Phi và nước ngoài. Khi càng nhiều người nhận thức được lợi ích của trà rooibos thì nhu cầu của họ tăng nhanh chóng. Để tiếp cận đến cơ sở hạ tầng lớn hơn và đạt được nhiều khách hàng hơn, ngài Ginsberg sau cùng đã cung cấp trà cho các công ty lớn nội địa và quốc tế, rồi sau đó họ sẽ đóng gói và bán trà rooibos thông qua thương hiệu của họ. 

Hợp tác xã trà Clanwilliam

Năm 1948, nhà sản xuất rooibos và nông dân đã tổ chức và thành lập nên Hợp tác xã trà Clanwilliam (Hợp tác xã trà). Theo sau sự thành lập của Hợp tác xã này, năm 1954 chính là thời khắc quyết định cho ngành công nghiệp, vì Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nam Phi – dưới sự yêu cầu của Hợp tác xã– đã thành lập Ban kiểm soát Rooibos Tea (Rooibos Tea Control Board – Tea Board) (Ban trà). Được giao nhiệm vụ làm sống lại ngành công nghiệp rooibos, vốn đã chịu ảnh hưởng nặng nề sau Thế Chiến II, Tea Board đã đầu tư đáng kể vào việc điều chỉnh sản phẩm, ổn định giá cả, cải thiện chất lượng và mang trà rooibos trở lại thị trường. 

Khởi nghiệp nhỏ với nguồn tài nguyên hạn chế, cuối cùng Tea Board đã có thể dẫn đầu ngành công nghiệp từ các bước đầu tiên cho đến việc ổn định và hài hòa. Tea Board cho ra mắt các thiết bị hiện đại, các phương pháp sản xuất, chế biến và phát triển việc phân phối nhằm khiến cho rooibos tiếp xúc đến nhiều người và nhiều thị trường nhất có thể. Khi sản xuất tăng lên, độ nổi tiếng của trà cũng nhanh chóng lan rộng, và với sự giúp đỡ của Tea Board, ngành công nghiệp này đã bắt đầu trở lại quỹ đạo. 

Hội đồng Rooibos Nam Phi

Năm 1993 Tea Board tư nhân hóa và trở thành Rooibos Limited, một công ty nằm trong số 8 khu xử lí Roobois ở Nam Phi, hiện tại là khu xử lí lớn nhất. Vào tháng 4 năm 2005, một số ngành công nghiệp rooibos – gồm cả nhà sản xuất, bộ phận chế biến, các bên liên quan khác – hợp tác để thành lập Hội đồng Rooibos Nam Phi (SARC). Ở giai đoạn này SARC là một tổ chức tình nguyện với nhiều thành viên tình nguyện. 

Tổ chức tiếp tục với các hoạt động – tập trung vào sản xuất và phát triển Rooibos – cho đến 2014, giai đoạn này hệ thống thuế tự nguyện không còn duy trì đủ quỹ để đảm bảo sự tồn tại của tổ chức. Vào cuối năm 2014, SARC được xây dựng lại với những thành viên về đóng gói/nhãn hiệu sau: Rooibos Limited, Annique Health and Beauty, Cape Dry Products, Cape Natural Tea Products, National Brands Limited, Joekels Tea Packers, The Red T Company, Unilever Nam Phi.

SARC giờ là một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận chịu trách nhiệm cho việc xúc tiến phát triển ngành công nghiệp rooibos Nam Phi và quốc tế. Thông qua nỗ lực tập thể, các thành viên của SARC đã có thể tham gia, hợp tác với các bên liên quan chính trong ngành công nghiệp này thông qua việc liên lạc, nghiên cứu – chẳng hạn như việc phổ biến thông tin liên quan đến lợi ích của Rooibos tới người tiêu dùng – cho lợi ích của ngành công nghiệp. Nghiên cứu và phát triển, an toàn thực phẩm, chứng chỉ cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của SARC để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. 

Giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ 

Ngoài sự bùng nổ của ngành công nghiệp trà, rooibos cũng có nhiều ứng dụng khác, một trong những ứng dụng phổ biến nhất chính là việc sử dụng rooibos trong đồ mĩ phẩm và hàng dưỡng da. 

Bà Annique Theron, một người mẹ Nam Phi đang vật lộn với một đứa trẻ chịu  bệnh colic (căn bệnh đau bụng thường thấy ở trẻ em), là người tiên phong trong việc sử dụng rooibos trong ngành mĩ phẩm và hàng dưỡng da. Năm 1968, bà vô tình thấy lợi ích làm dịu cơn đau của rooibos cho con của bà. Bà Theron để vài lá trà rooibos thừa vào chai sữa của con bà và phát hiện ra rằng nó có tác dụng làm bình tĩnh, êm dịu, và nhanh chóng chữa khỏi các triệu chứng của con bà. Bà quyết định nghiên cứu thành phần chống dị ứng của rooibos.

Sau thời gian làm việc với các bà mẹ khác, bà phát hiện ra rằng rooibos có thể giúp làm giảm nhiều triệu chứng, chẳng hạn như dị ứng đồ ăn, da khô và ngứa, chứng mất ngủ và tính hiếu động thái quá ở trẻ sơ sinh và trẻ con. Bà tràn đầy hứng thú mong muốn chia sẻ phát hiện của mình lên toàn thế giới, bà đã viết một quyển sách với một chủ đề là Allergies: an Amazing Discovery, được xuất bản năm 1970. 

Những diễn biến tiếp theo

Bà Theron nối tiếp thành công của cuốn sách bằng việc mở ra một công ty mới – Forever Young – và một dòng sản phẩm sức khỏe và dưỡng da có pha trộn rooibos. Các sản phẩm của Forever Young trở nên rất nổi tiếng, đặc biệt ở Bắc Mĩ và Châu Âu, và tạo ra một nhu cầu lớn cho tất cả mọi thứ liên quan đến rooibos. Với sự thành công sản phẩm, bà Theron nộp đơn đăng kí nhãn hiệu cho từ “Rooibos” – bởi vì nó có liên hệ đến việc dùng sản phẩm dưỡng da – với Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) năm 1993.

“Rooibos” được đăng kí vào năm 1994, và khi Rooibos Limited nghe về điều này, công ty đã rất lo lắng về việc nhãn hiệu của từ rooibos bởi một công ty mà có thể sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến các công ty khác khi gia nhập vào thị trường Hoa Kì. Với sự giúp đỡ của chính phủ Nam Phi, Rooibos Limited phản đối sự đăng kí của Forever Young, tranh luận rằng điều này không hợp pháp bởi “rooibos” là một từ mang tính chung và do đó không thể được độc quyền bởi bất kì một công ty nào. 

Tranh chấp xuất hiện trở lại

Cuộc tranh cãi tiếp tục nổ ra và không nhận được quá nhiều sự chú ý cho đến khi bà Theron nghỉ hưu vào năm 2001. Khi đó, bà bán nhãn hiệu với giá 10$ cho đại lí của bà ở Hoa Kì, Bà Virginia Burke-Watkins, thuộc Burke International. Thông qua công ty của mình; cô Burke-Watkins sau đó bắt đầu gửi thư “ngừng và hủy đăng ký” tới một số quán cà phê; trà nhỏ và đại lý trên Internet. Các lá thư thông báo về những cơ sở sử dụng tên “Rooibos” vi phạm nhãn hiệu của bà; kết quả là họ được yêu cầu phải trả bà Burke-Watkins 5,000$ để bồi thường.

Yêu cầu còn được gửi đến các công ty Nam Phi. Nhiều trong số doanh nghiệp nhỏ này cố gắng sao chép nhãn hiệu; bằng cách gọi sản phẩm của họ là “Red Tea” hay “Red Bush”; nhưng điều này đã gây ra nhiều sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Các công ty khác; từ các quán cà phê nhỏ đến các doanh nghiệp lớn như Rooibos Limited; phản bác ại và tranh luận về việc hủy bỏ nhãn hiệu “Rooibos”. 

Năm 2002, nhằm việc tiếp thị sản phẩm ở Hoa Kì; Rooibos Limited đã nộp đơn đăng kí nhãn hiệu tới USPTO cho nhãn hiệu “Rooibos the Red Tea”. Tuy nhiên, bởi vì nhãn hiệu bao gồm cả từ “rooibos”; nên nó cũng là chủ đề tranh cãi từ phía Burke International. Nhằm phục vụ toàn bộ ngành rooibos; với truyền thông bên phía họ và việc gia tăng hỗ trợ từ ngành công nghiệp trà; Rooibos Limited quyết định tiếp tục theo đuổi cuộc chiến pháp lí với Burke International. 

Người nông dân vào cuộc

Trong khi các vụ kiện tụng tiếp tục diễn ra; Hợp tác xã Wupperthal; đại diện cho các nông hộ nhỏ; đã vào cuộc và khiến giới truyền thông chú ý. Người nông dân hợp tác cũng gặp phải những thách thức tương tự khi xuất khẩu trà Rooibos của họ sang Hoa Kỳ; vì họ liên tục gặp trở ngại pháp lý dựa trên việc đăng ký nhãn hiệu.

Burke International đã hạn chế việc sử dụng thuật ngữ “rooibos” chỉ với những công ty; đã chuẩn bị tham gia vào mối quan hệ kinh doanh với bà Burke-Watkins. Yêu cầu này sẽ buộc nông dân (cả nông hộ và thương mại) vào các mối quan hệ thương mại; không được thương lượng công bằng và có thể gây bất lợi cho họ. Sau khi công khai điều này; một số nhà bán lẻ và quán cà phê lớn ở Hoa Kỳ đã ủng hộ Rooibos Limited. 

“Cuộc sống của các nông dân rooibos đang bị đe dọa bởi sự phá hoại mang tên vấn đề đăng kí và chúng ta phải làm gì đó với điều này.” 

– Ông Martin Bergh, giám đốc điều hành của Rooibos Limited 

Năm 2005, sau 10 năm tranh chấp và gần 1 triệu $ bỏ ra cho phí luật; hai công ty đã đạt được một thỏa thuận. Cả hai công ty đều tình nguyện; vô điều kiện đồng ý việc hủy bỏ đăng kí nhãn hiệu cho quyền sở hữu “rooibos” ở Hoa Kì; và các nước khác. Thỏa thuận này nghĩa là ở Hoa Kì; từ “rooibos” đã trở thành một thuật ngữ chung; và do đó vi phạm trên một phần phạm vi công cộng. 

Chỉ dẫn địa lý 

Rooibos đáp ứng tất cả các yêu cầu về bảo hộ GI, theo định nghĩa trong; Hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về các khía cạnh liên quan đến thương mại; của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS); Rooibos chỉ được trồng ở một nơi trên thế giới và đặc tính của cây; là kết quả trực tiếp từ những điều kiện địa lý đặc biệt tại đó . Hơn nữa, kiến thức về cây Rooibos và chuyên môn canh tác chỉ có ở Nam Phi; vì loại cây này chỉ xuất hiện ở đây.

Nhà máy thực sự là một phần của bản sắc Nam Phi và vào năm 2008; Bộ Thương mại và Công nghiệp đã nhận ra tầm quan trọng của việc bảo vệ các GIs Nam Phi; chẳng hạn như Rooibos; và đã đệ trình Dự luật sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ lên quốc hội. 

Tại sao lại phải bảo vệ chỉ dẫn địa lý?

SARC và nền công nghiệp rooibos đã bảo vệ cho việc đăng kí rooibos như một GI vì:

Thứ nhất, việc đăng kí GI giúp bảo vệ cái tên khỏi việc dùng nhầm lẫn và sao chép; trong khi cho phép tất cả những bên liên quan đến nền công nghiệp Rooibos ở trong vùng – từ nông dân đến người xuất khẩu – có thể sử dụng cây mà không phải lo sợ việc kiện tụng ở các thị trường nước ngoài.

Thứ hai, một GI kèm theo hướng dẫn cụ thể về cách sản phẩm nên được sản xuất; và điều này sẽ đảm bảo rằng mọi sản phẩm từ Rooibos đều có chất lượng cao.

Thứ ba, thêm giá trị vào sản phẩm Rooibos; và một GI sẽ cung cấp nhiều quyền lực hơn vào tay các người nông dân và nhà sản xuất.

Thứ tư, bởi vì GI liên kết với một khu vực để sản xuất; nó có thể trở thành một công cụ tiếp thị mạnh mẽ cho khu vực; và có thể được sử dụng để xúc tiến các hoạt động khác; chẳng hạn như du lịch. Cuối cùng, Rooibos được sản xuất trong một hệ sinh thái mỏng; và việc đăng kí GI sẽ giúp bảo vệ tính đa dạng sinh học độc nhất của vùng.  

Đăng ký chỉ dẫn địa lý

Mặc dù Rooibos là một trong những nhân tố chính; đối với đề xuất ban đầu của Dự luật vào năm 2008; nhưng phải đến năm 2014; việc ban hành Đạo luật sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ 28 (2013); đã sửa đổi thành công Đạo luật Nhãn hiệu (1993); nhằm công nhận; ghi lại và đăng ký các thuật ngữ và cách diễn đạt bản địa như nhãn hiệu. Hơn nữa, Bản sửa đổi này đã hệ thống hóa khái niệm GIs; cho các sản phẩm không phải rượu vang; và rượu mạnh theo luật trong nước.

GI như vậy được định nghĩa trong Bản sửa đổi là; “một dấu hiệu xác định hàng hóa có xuất xứ tại lãnh thổ của quốc gia; hoặc tại một khu vực hoặc địa phương trong lãnh thổ đó và nơi mà chất lượng; danh tiếng cụ thể hoặc đặc tính khác của hàng hóa về cơ bản là do nguồn gốc địa lý; bao gồm các yếu tố tự nhiên và con người ”; và hiện có thể được đăng ký nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận ở Nam Phi.

Những loại nhãn hiệu này nhằm mục đích sử dụng cho các cơ quan công nghiệp đại diện cho; tư cách thành viên trong một tổ chức hoặc hiệp hội (như trong trường hợp nhãn hiệu tập thể); hoặc đại diện cho hàng hóa có chất lượng hoặc đặc tính nhất định; (như trong trường hợp nhãn hiệu chứng nhận).

Những thay đổi

Thêm vào đó, khoản 15 của Đạo luật nhãn hiệu hàng hóa; 1941 (MMA) cho phép Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp  cấm; việc sử dụng hoàn toàn hoặc một phần bất kì nhãn hiệu; hoặc từ ngữ nào có liên quan tới việc trao đổi; kinh doanh; nghề nghiệp; hoặc công việc hoặc liên hệ với nhãn hiệu hoặc miêu tả trao đổi liên quan đến hàng hóa; thay vì việc sử dụng của thành viên SARC hoặc bất kì bên nào khác; theo việc “Ghi nhãn ROOIBOS và Quy tắc sử dụng ROOIBOS”; như một sự chiếm đoạt đối với Thông Báo 911 năm 2013. Từ đó việc sử dụng nhãn hiệu mà không phải chủ sở hữu; sẽ là một hành vi phạm luật hình sự. Các thuật ngữ mà lệnh cấm này áp dụng chính là “rooibos”, “red bush”, “rooibostee”, “rooibos tea”, “rooitee”, “rooibosch”. 

Những nỗ lực được đền đáp xứng đáng

Sau 8 năm được nghiên cứu miệt mài; và quảng bá bởi nền công nghiệp ở Nam Phi; Rooibos đã có thể đạt được trạng thái của một GI; từ đó mà rooibos có thể xúc tiến mạnh hơn nữa về sự tăng trưởng và cạnh tranh kinh tế; đặc biệt là ở trong các thị trường quốc tế. Cú hích cuối cùng cho việc bảo vệ GI nội địa; đến từ một bản thỏa thuận qua lại giữa Nam Phi và Liên Minh Châu Âu (EU); như một phần của Hiệp định Đối tác Kinh tế Cộng đồng Phát triển toàn diện Nam Phi (SADC EPA) . Điều này nghĩa là chỉ những nhà sản xuất và nhà xử lí trà Rooibos; từ Nam Phi mới có thể sử dụng thuật ngữ Rooibos; có liên hệ đến sản phẩm đến như một chỉ dẫn địa lí đặc trưng.

Dự kiến rằng việc bảo vệ rooibos như một GI ở Nam Phi; sẽ có thể giúp tạo nền tảng cho việc bảo vệ các sản phẩm tương lai với chất lượng; hoặc đặc điểm nhất định đến từ một khu vực địa lí cụ thể ở Nam Phi. Hiện nay; việc bảo vệ GI cho các sản phẩm khác; ngoài rượu vang và rượu mạnh đã được bắt đầu cho trà rooibos; trà mật ong; và thịt cừu Karoo. 

Kết quả kinh doanh 

Nền công nghiệp rooibos đã đi được một chặng đường dài; từ khi ngài Ginsberg thuyết phục các người nông dân thử trồng loại cây cho mục đích thương mại. Nền công nghiệp rooibos đã phát triển trở thành một nền công nghiệp đạt hiệu quả cao; và có thể tham dự vào các hoạt động trao đổi tầm cỡ nội địa và quốc tế; với hơn 5.000 người làm việc thông qua 300 thương mại và 110 nông hộ nhỏ.

Những người nông dân này cực kì giỏi; và số lượng sản phẩm 10 năm vừa qua thường giao động từ 10,000; 18,000 tấn một năm, tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau; chẳng hạn như lượng nước mưa. Bên cạnh đó đó; gần 5,000 tấn được chuẩn bị cho thị trường nội địa; với phần còn lại để xuất khẩu cho hơn 30 tỉnh. Theo như thông tin được cung cấp bởi SARC; Đức; Hà Lan; Nhật Bản; Vương Quốc Anh và Hoa Kì là 5 nhà nhập khẩu trà rooibos lớn nhất năm 2016. 

Thành tựu

Những người nông dân sản xuất khoảng 95% tổng sản lượng. Phần trăm còn lại được sản xuất bởi các hợp tác xã địa phương; điều hành bởi những người thương nhân. Trong số đó; Công ty TNHH Hợp tác xã Heiveld (Heiveld); và Hợp tác xã Wupperthal là hai công ty lớn nhất; và rooibos là nguồn thu nhập chính của thành viên hợp tác xã. Các hợp tác xã nhỏ hơn này sử dụng các phương pháp truyền thống; để thu hoạch rooibos từ cây dại; nhưng họ cũng đã bắt đầu trồng cây thông qua các nỗ lực thương mại hóa nhiều hơn.

Một số nông hộ sản xuất nhỏ và thương nhân có các chứng nhận bền vững như Fairtrade; Rainforest Alliance và UTZ; do đó có thể yêu cầu mức phí bảo hiểm cho sản phẩm của họ. Cụ thể ở các trang trại Fairtrade; nông dân sản xuất nhỏ; tái đầu tư phí bảo hiểm vào các hoạt động phát triển xã hội và kinh doanh; trong khi đối với thương nhân; phí bảo hiểm được áp dụng cho các hoạt động phát triển xã hội của người lao động. 

Phát triển và thay đổi 

Qua nhiều thế hệ; rooibos là một loại trà có lợi cho sức khỏe; thơm ngon với mọi người trên thế giới; và là một nguồn kinh tế quan trọng cho người nông dân và nhà sản xuất ở Nam Phi. Việc gia tăng nhận thức về Rooibos và các đặc tính có lợi cho sức khỏe; đã dẫn đến việc gia tăng nhu cầu thị trường; và cuối cùng, năm 2014, rooibos đã nhận được GI ở Nam Phi. 

Trong khi Rooibos Limited là nhà sản xuất rooibos lớn nhất; quyết toán cho phần lớn của cả hai thị trường nội địa và quốc tế cho hợp tác xã chẳng hạn như Heiveld và Wupperthal; rooibos thực sự được liên kết với văn hóa và kinh tế, phúc lợi xã hội cho các thành viên của hợp tác xã. Đà tăng trưởng của nền công nghiệp rooibos đã có một tác động tích cực mạnh và lâu dài lên những hợp tác xã này. Những thành viên tại đây đã có thể có những bước tiến bộ rõ rệt trong việc cải thiện cộng đồng; thông qua những nỗ lực như việc xây dựng trường học và cung cấp hỗ trợ cho người khuyết tật. 

Scottie-