Đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho hàng hoá, dịch vụ là điều mà doanh nghiệp cần phải ưu tiên tiến hành khi kinh doanh tại Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp đã phải trả giá đắt vì không tiến hành đăng ký nhãn hiệu như vậy. Vậy thì đăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào, đăng ký nhãn hiệu ở đâu và phí đăng ký nhãn hiệu hết bảo nhiêu? Bài viết sau đây sẽ giúp doanh nghiệp, tổ chức nắm được về thủ tục và cách thức đăng ký nhãn hiệutại Việt Nam. 

NHÃN HIỆU LÀ GÌ VÀ NHỮNG YẾU TỐ NÀO ĐƯỢC COI LÀ NHÃN HIỆU?

Định nghĩa Nhãn hiệu: Nhãn hiệu (nhiều khi vẫn được gọi là thương hiệu) tại Việt Nam có thể là một trong những hình thức sau: logo, từ ngữ, thiết kế bao bì và nhãn hiệu 3D. Theo hiệp định CPTPP đã có hiệu lực tại Việt Nam, nhãn hiệu được bổ sung thêm một đối tượng mới đó là âm thanh.
 Nhãn hiệu dưới dạng logo

VÌ SAO CẦN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN?

Việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền có thể được coi là việc sống còn đối với doanh nghiệp, cá nhân. Vì sao lại vậy? Bởi đăng ký nhãn hiệu đảm bảo những quyền sau đối với doanh nghiệp, cá nhân:
+ Được độc quyền sử dụng nhãn hiệu;
+ Được quyền ngăn cản người khác sử dụng nhãn hiệu giống hoặc tương tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp, cá nhân;
+ Yêu cầu cơ quan chức năng xử lý xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp, cá nhân nếu như có một bên khác kinh doanh nhãn hiệu trùng hoặc tượng tự với nhãn hiệu của mình. 
+ Đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng tránh dùng phải hàng giả, hàng nhái.
Việc không đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền có thể mang đến những rủi ro sau:
+ Nhãn hiệu bị bên khác đăng ký chiếm quyền và sau đó bắt doanh nghiệp, cá nhân phải dừng sử dụng nhãn hiệu đang kinh doanh hoặc lựa chọn mua lại nhãn hiệu họ đó với giá cao;
+ Bị doanh nghiệp khác dùng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của mình mà không thể ngăn cản. Thật là đáng buồn nếu như doanh nghiệp đầu tư rất nhiều tiền để quảng bá thương hiệu của mình nhưng lúc sau thì ai dùng cũng được.

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN NHƯ THẾ NÀO?

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền sẽ có gồm các bước sau:
+ Bước 1: Tra cứu khả năng đăng ký của nhãn hiệu
Để được cấp độc quyền nhãn hiệu thì doanh nghiệp, cá nhân cần đảm bảo chắc chắn rằng nhãn hiệu của họ sẽ không trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu khác trong cũng lĩnh vực đã được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. 
Hiện nay, mỗi năm có hơn 30 nghìn đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp tại Việt Nam. Vậy nên, việc nghĩ ra được một nhãn hiệu mà không giống hoặc tương tự với một nhãn hiệu đã nộp đơn trước đó là thật sự không dễ dàng. 
Việc tra cứu trước khả năng đăng ký nhãn hiệu chính là xác định xem Nhãn hiệu của doanh nghiệp có còn được độc quyền hay không. Dựa trên kết quả tra cứu doanh nghiệp sẽ biết được là sẽ tiếp tục đầu tư cho nhãn hiệu đang có hay phải tiến hành sửa đổi cần thiết để tiếp tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền.
Một giá trị khác của tra cứu trước khả năng đăng ký của nhãn hiệu là để tiết kiệm thời gian và công sức đầu tư vào nhãn hiệu đó. Thời gian để nhãn hiệu được cấp độc quyền hiện nay lên đến 16-18 tháng. Vì vậy, nếu sau khoảng thời gian này mà nhãn hiệu bị từ chối thì có nghĩa những đầu tư trong suốt thời gian qua của doanh nghiệp, cá nhân vào nhãn hiệu này là vô nghĩa. Khi đó, doanh nghiệp lại phải tiến hành đăng ký một nhãn hiệu khác thay thế. 

+ Bước 2: Đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam (tổng thời gian dự kiến: 13-18 tháng) 
Đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam bao gồm các giai đoạn sau: 
i). Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu 
Đây là bước Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra xem đơn đăng ký nhãn hiệu đã khai thông tin, phân loại, nộp tiền đầy đủ hay chưa. Trường hợp đáp ứng về mặt hình thức thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ trong vòng 01 tháng kể từ thời điểm nộp đơn. Ngược lại, Cục sẽ ra thông báo thiếu sót để Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sửa đổi trong vòng 02 tháng. 
ii). Giai đoạn 2: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền trên Công báo sở hữu trí tuệ của Cục sở hữu trí tuệ 
Sau khi đơn đăng ký nhãn hiệu đã được chấp nhận về mặt hình thức, đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được công bố trên Công báo về sở hữu trí tuệ để bất kỳ ai cũng có thể tiến hành phản đối đơn này nếu thấy cần thiết. 
iii). Giai đoạn 3: Xét nghiệm khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam 
+ Trường hợp 1: Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ thì trong vòng 12-16 tháng kể từ điểm công bố đơn, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Khi đó, trong vòng 02 tháng người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cần phải nộp phí cấp bằng nhãn hiệu. Hết thời hạn mà người nộp đơn không đóng phí thì đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ bị từ chối cấp bằng.
+ Trường hợp 2: Đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, khi đó Cục sở hữu trí tuệ ra sẽ thông báo Kết quả xét nghiệm nội dung và yêu cầu Người nộp đơn phản hồi lại dự định từ chối đó trong thời hạn 03 tháng. Hết thời hạn 03 tháng mà người nộp đơn không nộp đơn trả lời hoặc nộp đơn trả lời không đủ lý lẽ để vượt qua lý do từ chối thì đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ bị từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Ngược lại, nếu lý lẽ thuyết phục thì Cục sẽ chấp nhận tiếp tục cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và khi đó người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cần thực hiện các thủ tục như nêu ở Trường hợp 1.

PHÍ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU MẤT BAO NHIÊU?  

Nhìn chung nguyên tắc tính phí sẽ được dựa trên công thức sau: càng nhiều sản phẩm, dịch vụ được sử dụng dưới nhãn hiệu đó thì phí đăng ký nhãn hiệu sẽ càng tăng lên: 
Phí đăng ký nhãn hiệu cho nhóm thứ nhất.
Phí đăng ký nhãn hiệu cho mỗi nhóm thứ 2 trở lên. 
Trong mỗi nhóm sẽ giới hạn có 06 sản phẩm mà không làm phát sinh thêm chi phí. Trường hợp có trên 06 sản phẩm thì mỗi sản phẩm phát sinh thêm sẽ bị tính thêm phí.

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ TẠI VIỆT NAM NHÌN NHƯ THẾ NÀO? 

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá gồm các nội dung chính như sau: Tên và địa chỉ của chủ sở hữu nhãn hiệu; Mẫu nhãn hiệu được cấp, Danh mục sản phẩm được cấp cùng với nhãn hiệu, số bằng và thời gian có hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Sau đây là mẫu giấy chứng nhận nhãn hiệu tại Việt Nam: 
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền

NHÃN HIỆU SAU KHI ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CÓ HIỆU LỰC TRONG BAO LÂU? 

+ 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. 
+ Gia hạn nhãn hiệu tại Việt Nam: chủ sở hữu nhãn hiệu có thể gia hạn hiệu lực của giấy chứng nhận nhãn hiệu tại Việt Nam không giới hạn thời gian. 

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ ĐỘC QUYỀN Ở ĐÂU?

Người đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thông qua một trong các biện pháp:
+ Cách 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ.
+ Cách 2: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền thông qua Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ. Lưu ý Tổ chức này phải được Cục sở hữu trí tuệ cấp phép riêng. 
3. Cách 3: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền tại Việt Nam thông qua hệ thống Madrid. 

QUYỀN NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM DỰA TRÊN CƠ SỞ GÌ?

Trên thế giới có 02 nguyên tắc xác định quyền ưu tiên dành cho việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền: Quyề sử dụng trước (First To File) và Quyền nộp đơn trước (First To File). Việt Nam tuân theo quy tắc nộp đơn đầu tiên. Nghĩa là không hoàn toàn phụ thuộc vào ai là người sử dụng trước, thay vào đó ai nộp đơn đầu tiên sẽ nắm lợi thế ưu tiên. 

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU XONG CÓ NGĂN CẢN NGƯỜI KHÁC SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CỦA MÌNH ĐƯỢC KHÔNG? 

Một câu trả lời dễ hiểu đó là nếu không đảm bảo được khả năng sử dụng độc quyền của Chủ sở hữu nhãn hiệu thì không ai đi đăng ký nhãn hiệu. 
Việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá thành sẽ đảm bảo được rằng:
+ Chủ sở hữu sẽ được pháp luật bảo hộ khả năng sử dụng độc quyền nhãn hiệu đó;
+ Chủ sở hữu có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước tiến hành xử lý các hành vi sử dụng nhãn hiệu giống hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình. 
+ Chủ sở hữu cũng được quyền cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu của mình thông qua hình thức: chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu (li-xăng). 

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM CÓ ĐƯỢC TỰ ĐỘNG BẢO HỘ TẠI QUỐC TẾ KHÔNG?

Không. Việc đăng ký nhãn hiệu có tính lãnh thổ. Nghĩa là đăng ký nhãn hiệu tại quốc gia nào sẽ được bảo hộ tại quốc gia đó. Trường hợp doanh nghiệp muốn bảo hộ nhãn hiệu của mình tại nước khác thì cần phải tiến hành đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại quốc gia đó. Cách thức đăng ký nhãn hiệu ra quốc tế có thể lự chọn một trong các hình thức sau: 
+ Hình thức 1: đăng ký trực tiếp nhãn hiệu sang quốc gia mà mình mong muốn. 
+ Hình thức 2: đăng ký thông qua hiệp định Paris có hưởng quyền ưu tiên của nhãn hiệu đầu tiên được nộp tại Việt Nam. Hiệp định Paris cho phép một nhãn hiệu đã được nộp tại Việt Nam được giữ nguyên ngày nộp đơn đó khi đăng ký nhãn hiệu sang quốc gia thành viên khác, với điều kiện là việc nộp đơn đó phải được tiến hành trong vòng 06 tháng kể từ thời điểm nộp đơn tại Việt Nam. 
+ Hình thức 3: Đăng ký bằng thoả ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid thông qua WIPO. 

DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN CỦA VIETNAM IP LAWS

Cộng đồng luật sư, công ty luật sở hữu trí tuệ trong mạng lưới của Vietnam IP Laws luôn sẵn sàng hỗ trợ Doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức bằng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền uy tín đã được khẳng định. Chỉ những luật sư, công ty luật sở hữu trí tuệ có đủ năng lực và kinh nghiệm mới được Vietnam IP Laws chấp thuận cho tư vấn cho độc giả của mình.
Trường hợp Doanh nghiệp, cá nhân có mong muốn đăng ký nhãn hiệu và muốn tìm một dịch vụ đăng ký nhãn hiệu đáng tin cậy thì có thể liên hệ với Vietnam IP Laws để được giới thiệu và kết nối.