Thương mại điện tử (TMDT) hiện nắm giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng TMDT tăng lên một cách nhanh chóng. Đặc biệt, trong thời gian dịch bệnh Covid-19 bùng phát, TMDT giống như “bông hoa giữa đám tro tàn”. Dựa theo những số liệu của iPrice Group, tronng 6 tháng đầu năm 2020, giá trị trung bình các đơn hàng trực tuyến tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một con số đáng mừng cho TMDT nói riêng và nền kinh tế nước nhà nói chung.

Tuy nhiên, việc TMDT tăng trưởng mạnh cũng kéo theo những mặt tiêu cực. Cụ thể là các vấn đề về hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; và đặc biệt là các tranh chấp thương mại vẫn luôn tồn tại. Sau đây, VNIP Law xin giải đáp về các hình thức giải quyết tranh chấp TMDT theo quy định pháp luật.

Cần thiết thay đổi cách quản lý với thương mại điện tử
Giải quyết tranh chấp TMDT. Ảnh: Bnews.vn

Giải thích thuật ngữ

Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu về TMDT là gì. TMDT được hiểu là các hoạt động mua, bán sản phẩm, hàng hóa trực tuyến. Hình thức kinh doanh này được xúc tiến thông qua các phương tiện điện tử hay các trang mạng. Chủ doanh nghiệp, cá nhân có thể sử dụng các thiết bị có kết nối internet, mạng viễn thông hay các mạng mở khác để duy trì hoạt động này.

Tuy nhiên, trực tuyến chính là tính chất đặc thù của TMDT. Điều này có nghĩa các hoạt động đều diễn ra thông qua các thiết bị điện tử, ứng dụng. Người bán và người mua thường không gặp mặt trực tiếp; việc liên lạc giữa 2 bên cũng thông qua mạng, công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, mặt trái của hình thức này là các vấn đề tiềm tàng về hàng giả, hàng nhái. Đây là nguyên nhân dẫn đến các khiếu nại, tranh chấp thương mại giữa các bên.

Theo “thư viện pháp luật”, tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo hợp đồng trong hoạt động thương mại. Tranh chấp thương mại chính là tranh chấp hợp đồng. Đây là các tranh chấp tài sản phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại; những tranh chấp này luôn thuộc quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp.

Các hình thức giải quyết tranh chấp

Để giải quyết vấn đề về tranh chấp thương mại, nhà nước đã ban hành các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh nói chung và TMDT nói riêng. Cụ thể, theo điều 76 Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-BCT giữa Nghị định số 52/2013/NĐ-CP và Nghị định số 08/2018/NĐ-CP về TMDT quy định rõ về giải quyết vấn đề này. Các bên tham gia có thể giải quyết theo các hình thức: Thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án.

Thượng lượng

Đây là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua việc bàn bạc, đàm phán. Hình thức này nhằm giúp các bên có thể tự đưa ra giải pháp chung cho cả hai bên, tránh các tranh chấp phát sinh khác mà không cần tới sự hỗ trợ của bên thứ ba. Hình thức này luôn được nhà nước khuyến khích áp dụng. Điều này giúp các bên giải quyết vấn đề bằng con đường hòa giải; qua đó nhận được sự tôn trọng từ các bên. Bên cạnh đó, đây còn là hình thức giúp tiết kiệm chi phí, tạo lợi ích phát triển cho các bên

Hòa giải

Hình thức giải quyết tranh chấp TMDT này được tiến hành giải quyết với sự hỗ trợ của bên thứ ba. Bên thứ ba, hay còn được gọi là hòa giải viên, sẽ hỗ trợ, đánh giá, thuyết phục các bên. Kết quả cuối cùng là đưa ra giải pháp phù hợp với lợi ích của các bên. Trong tranh chấp TMDT, cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ TMDT được tham gia vào việc hòa giải tranh chấp phát sinh giữa khách hàng với người bán.

Giải quyết tại Tòa án

Đây là giải pháp cuối cùng, nếu như các bên không thể nào cùng đưa ra được phán quyết có lợi cho đôi bên. Một trong các bên tranh chấp TMDT buộc phải sử dụng các công cụ pháp lý. Tranh chấp này sẽ được giải quyết thông qua tố tụng tại tòa án. Hình thức giải quyết này mang tính hiệu quả cao, song lại mang tính cưỡng chế. Việc giải quyết tại tòa án được đảm bảo thi hành bằng hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước và đảm bảo về mặt công bằng.

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Bên cạnh ba hình thức trên, việc giải quyết tranh chấp về TMDT còn được tiến hành thông qua mô hình trọng tài thương mại. Phương pháp này không bị giới hạn về mặt lãnh thổ do các bên có quyền lựa chọn bất kỳ trung tâm trọng tài nào để giải quyết tranh chấp cho mình. Đặc biệt, quyết định của tòa án và phán quyết cuối cùng của trọng tài không thể bị kháng cáo. Trọng tài sẽ công khai quyết định của mình ra ngoài. Điều này sẽ giúp đảm bảo uy tín, danh dự của các bên.

-Lootnep-