Năm 2022 đã bắt đầu được 4 tháng. Chính vì vậy mà một số cá nhân không thể không khỏi tự hỏi rằng liệu năm nay họ có đạt được điều gì quan trọng trong cuộc đời mình không? Tại sao vài tháng gần đây trôi qua một cách mờ mịt, không có một chút thành công hay triển vọng thành công nào trong tương lai? Tuy nhiên, ta không nên nản chí, mất hy vọng vội vì đây vẫn chỉ là đầu năm 2022. Vẫn còn nhiều thời gian để lập kế hoạch để bắt đầu và phát triển mạnh mẽ vào năm 2022. Trong bài viết này, Vietnam IP Laws sẽ đưa ra một số lời khuyên cho các chủ sở hữu quyền SHTT để thành công vào năm 2022.
Thông thường, vào đầu năm mới, mọi người sẽ có xu hướng lập nên kế hoạch – những điều mà họ đặt mục tiêu đạt được trong năm nay.
Tuy nhiên, trên thực tế, thường thì các kế hoạch, mục tiêu này sẽ kết thúc chỉ trong vài ngày, hoặc trong vài trường hợp tốt hơn là vài tuần sau khi chúng được lên kế hoạch.
Người lập kế hoạch sẽ tìm đủ mọi lý do để ngăn cản chính bản thân họ đạt được mục tiêu.
Đôi khi, những lời bào chữa này là chính đáng. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp còn lại thì chúng chỉ là lý do, lý trấu.
Theo đó, khi đặt ra một kế hoạch, bất kỳ loại kế hoạch nào, điều cốt yếu nhất là người lập kế hoạch phải có dũng khí để thực hiện theo kế hoạch đó đến cùng.
Trong lĩnh vực SHTT, người lập kế hoạch có thể vừa là chủ sở hữu quyền SHTT vừa là luật sư về SHTT.
Tuy nhiên, không giống như mục tiêu thông thường là kiếm được một số tiền khổng lồ trong năm nay hoặc giảm một số cân nặng, được thăng chức,…, mục tiêu của luật sư SHTT và chủ sở hữu quyền SHTT có thể tinh tế hơn nhiều.
Mục tiêu cho chủ sở hữu quyền SHTT
Đối với các chủ sở hữu quyền SHTT, họ không bao giờ nên bằng lòng về giá trị hiện tại mà các tài sản SHTT có thể đã mang lại cho họ.
Thay vào đó, họ nên luôn nghiên cứu các cách để tối đa hóa lợi nhuận của mình từ các tài sản SHTT và đồng thời, bảo vệ tài sản SHTT của họ khỏi các bên thứ ba – những cá nhân, tổ chức đã, đang và sẽ muốn đánh cắp nỗ lực của họ.
Đánh giá và tái đánh giá các tài sản SHTT để hiểu rõ giá trị tài chính lớn nhất của chúng và đưa ra các phương pháp bảo vệ phù hợp nhất chính là một trong các mục tiêu mà chủ sở hữu quyền SHTT có thể đạt được bất cứ lúc nào, miễn là họ đã vạch rõ kế hoạch và bắt tay vào thực hiện.
Hiện tại, các tài sản SHTT có thể mang lại cho chủ sở hữu quyền SHTT những lợi ích trong một lĩnh vực nhất định. Tuy nhiên, chủ sở hữu quyền SHTT có thể luôn tìm tòi, nghiên cứu thêm một số lĩnh vực khác mà các nhãn hiệu, kiểu dáng, sáng chế của họ có thể trở nên hữu ích hơn và thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Ngay cả khi sau khi cân nhắc kỹ lưỡng kế hoạch mở rộng, chủ sở hữu quyền SHTT luôn có thể xem xét các phương pháp khác để tìm thêm lợi nhuận và con đường phát triển, chẳng hạn như cấp phép tài sản trí tuệ để tạo ra các dòng doanh thu mới và tự động.
Dẫu vậy, cần lưu ý rằng việc cân nhắc kỹ lưỡng các lựa chọn một cách cẩn trọng là cần thiết vì việc mở rộng một cách mù quáng có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực.
Ví dụ, trong nhượng quyền thương mại, một trong những vấn đề nan giải nhất mà bên nhượng quyền phải giải quyết là việc thiếu sự giám sát cần thiết đối với cửa hàng của bên nhận quyền, dẫn đến hình ảnh của thương hiệu đi xuống.
Về tổng thể, nếu một người tiêu dùng có trải nghiệm xấu trong hệ thống, thông điệp đó sẽ nhanh chóng lan truyền đến tất cả người tiêu dùng trong khu vực, và sau đó là toàn thế giới bởi lẽ công nghệ hiện nay đã phát triển quá nhanh chóng.
Các người tiêu dùng khác khi chưa trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của công ty mà đã đọc được các bài review xấu về sản phẩm, dịch vụ của công ty thì chắc chắn họ sẽ không thể nào lựa chọn công ty đó.
Theo đó, đánh giá và tái đánh giá là thủ tục cần thiết khi làm việc với các tài sản SHTT.
Franck Fougere, đối tác quản lý tại Ananda IP ở Bangkok đã nói về vấn đề này: “Chủ sở hữu quyền SHTT không nên gia hạn đơn đăng ký nhãn hiệu của mình một cách mù quáng mà nên tận dụng cơ hội để tái đánh giá lại liệu biện pháp bảo hộ của họ có còn chính xác, cập nhật (với thế giới) hay không và liệu họ có thể tiết kiệm được chi phí hay không bằng cách chuyển sang các đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế hơn là đi theo con đường nộp đơn quốc gia truyền thống. Với việc Hệ thống Madrid hiện đã được áp dụng ở Châu Á, đã đến lúc các chủ sở hữu trí tuệ tại Châu Á hợp lý hóa danh mục sở hữu trí tuệ của họ để tiết kiệm chi phí và tăng khả năng bảo hộ nhãn hiệu (trên phạm vi lãnh thổ) của họ với chi phí rẻ hơn nhiều.”
Tích hợp việc sử dụng tài sản SHTT kết hợp với việc xây dựng kế hoạch thường xuyên để thích ứng với sự thay đổi của thế giới
Lập kế hoạch sử dụng các tài sản trí tuệ đòi hỏi chủ sở hữu quyền SHTT phải làm việc chăm chỉ, nỗ lực.
Bởi lẽ để tối ưu tài sản SHTT thì cần xem xét rất nhiều lĩnh vực.
Mỗi một yếu tố nhỏ trong đó đều có thể ảnh hưởng đến sự thành công chung của doanh nghiệp hoặc có thể dẫn đến sự diệt vong của cả một thương hiệu.
Theo đó, nếu chủ thể quyền sở hữu trí tuệ không có kiến thức về cách mở rộng hoạt động kinh doanh bằng cách sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ của mình, họ nên cân nhắc liên hệ với một công ty luật uy tín để nhận được tư vấn về vấn đề này.
Daniel Lim, giám đốc phụ trách mảng tranh tụng của Joyce A. Tan & Partners ở Singapore cho biết về việc lập kế hoạch để thành công: “Các kế hoạch và cấu trúc kinh doanh thường tập trung vào sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, mối đe dọa và các yếu tố khác.”
Deanna Wong, chủ sở hữu của DeLab Consulting tại Hồng Kông cho biết về sự cần thiết phải nhận thức được về xu hướng của thế giới và những ảnh hưởng có thể có của nó đối với kế hoạch kinh doanh: “Hãy xem xét sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng và điều chỉnh chiến lược kinh doanh và sở hữu trí tuệ cho phù hợp. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, CSR, đánh giá chu kỳ sản phẩm, hướng phát triển của sản phẩm/cập nhật chuỗi cung ứng và những thứ khác.”
Để làm được điều này, doanh nghiệp nên có một cuộc họp hàng tháng hoặc thậm chí hàng tuần để thảo luận về con đường phát triển của doanh nghiệp.
Đăng ký, tuân thủ và áp dụng các phương pháp cần thiết để bảo vệ tài sản SHTT
Hiện nay có rất nhiều trường hợp chủ SHTT không đăng ký bảo hộ các loại tài sản SHTT của họ. Trong số các loại tài sản SHTT thì bản quyền là loại tài sản thường không được đăng ký nhiều nhất bởi vì loại tài sản này có thể tự động được bảo vệ ở nhiều quốc gia.
Tuy nhiên, ngay cả ở những quốc gia đó, tốt nhất là chủ sở hữu quyền SHTT nên đăng ký tài sản SHTT của họ ngay sau khi tài sản đó được tạo ra vì điều này sẽ cho phép họ tránh được nhiều vấn đề khi xung đột phát sinh.
Đối với nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,…, việc đăng ký là bắt buộc vì hầu hết các quốc gia hiện nay đều tuân theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên. Do đó, chủ sở hữu cần phải đăng ký tài sản SHTT để bảo vệ nó khi kinh doanh trên thị trường.
Ngoài ra, việc đăng ký sớm sẽ mang lại cho chủ sở hữu quyền SHTT rất nhiều lợi ích như các giao dịch kinh doanh tiềm năng, tiết kiệm chi phí pháp lý nếu gặp tranh chấp từ bên thứ ba, v.v.
Tuy nhiên, ngay cả khi đăng ký đã được thực hiện, chủ sở hữu quyền SHTT không nên thư giãn và tự động nghĩ rằng họ sẽ mãi mãi an toàn.
Quyền SHTT có thể bị thách thức theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như bằng cách hủy bỏ và vô hiệu hóa không sử dụng,…
Do đó, các chủ sở hữu nên định kỳ xem xét tài sản SHTT của mình và đăng ký, lưu giữ lại bằng chứng có khả năng bảo hộ, chứng minh quyền sở hữu của mình để không bị động khi một số sự cố xảy ra.
Bảo quản cẩn thận bằng chứng về việc sử dụng các tài sản SHTT cũng là một chiến lược đáng hoan nghênh. Về vấn đề này, Wong nói: “Cập nhật và xây dựng cơ sở dữ liệu với các giấy tờ và bằng chứng về việc sử dụng hàng hóa có thương hiệu và các sản phẩm được bảo vệ bằng quyền sở hữu trí tuệ khác (là điều cần thiết) vì nó có thể được sử dụng và truy xuất dễ dàng trong trường hợp cần thiết, chẳng hạn như trong một đơn tố vi phạm, yêu cầu hủy bỏ do không sử dụng,…”