Khi một bên xâm phạm nhãn hiệu của doanh nghiệp, một trong những điều doanh nghiệp cần làm để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình là gửi thư cảnh báo xâm phạm nhãn hiệu đến bên vi phạm, yêu cầu chấm dứt ngay lập tức hành vi vi phạm. Tùy vào mục đích và mức độ xâm phạm, bên bị vi phạm có thể yêu cầu bồi thường tổn thất, cơ hội kinh doanh ghi hoặc không ghi trong lá thư cảnh báo.

Tình huống giả định:

Bên xâm phạm là Công ty A.

Bên bị xâm phạm là Công ty B.

Nhãn hiệu bị xâm phạm thuộc sở hữu của Công ty A là nhãn hiệu X.

Mẫu thư cảnh báo xâm phạm nhãn hiệu

Hiện nay, Công ty A là chủ sở hữu nhãn hiệu X cho sản phẩm bàn ghế gỗ, theo văn bằng được Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp. Thời gian qua, công ty phát hiện trên thị trường xuất hiện một số sản phẩm bàn ghế gỗ mang nhãn hiệu X hoặc được thể hiện theo chủ đích gây hiểu nhầm với nhãn hiệu X thuộc sở hữu của Công ty A với cách trình bày bao bì tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu X mà Công ty A đang sở hữu và được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ.

Sau khi tìm hiểu, chúng tôi được biết quý công ty chính là cơ sở chuyên sản xuất và bán ra thị trường các sản phẩm đồ gỗ tương tự với Công ty A. Chúng tôi cho rằng, việc Công ty B cho sản xuất, phân phối sản phẩm bàn ghế gỗ có gắn dấu hiệu, nhãn hiệu X là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu của Công ty A. Với tư cách là Luật sư đại diện của công ty A, tôi viết thư khuyến cáo này yêu cầu quý công ty chấm dứt hành vi xâm phạm nói trên để có thể bảo đảm lợi ích và quan hệ hai bên.

thủ tục chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu , chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu , chuyển nhượng đơn , đăng ký nhãn hiệu , thời điểm chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu,
Thư cảnh báo xâm phạm nhãn hiệu tại Việt Nam

Việc Công ty A chúng tôi viết thư khuyến cáo yêu cầu quý công ty chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu dựa trên căn cứ sau:

Xin khẳng định, Công ty A là chủ sở hữu hợp pháp và độc quyền sử dụng đối với nhãn hiệu X. Không phải ngẫu nhiên mà tôi khẳng định điều đó, bởi Cục sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu X cho sản phẩm bàn ghế gỗ của chúng tôi – văn bằng …. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có ghi rõ: chủ sở hữu nhãn hiệu X là Công ty A; đối tượng bảo hộ là nhãn hiệu X (bao gồm cả màu sắc) cho sản phẩm bàn ghế gỗ; phạm vi bảo hộ bao gồm phần chữ “X” và phần hình (theo mẫu nhãn hiệu mà chúng tôi đính kèm thư này).

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi được cấp ngày 01/01/2020, do đó, đến nay vẫn còn hiệu lực, tức là chưa quá thời hạn bảo hộ nhãn hiệu. Đây là căn cứ pháp lí quan trọng mà chúng tôi mong quý công ty đặc biệt lưu tâm, bởi theo khoản 1 Điều 123 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền tài sản sau:

a, Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp;

b, Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp;

c, Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp”.

Qua đó, đây là căn cứ pháp lí chứng minh chỉ Công ty A mới là chủ sở hữu đối với nhãn hiệu “X”, đồng thời cũng là chủ thể duy nhất được phép sử dụng nhãn hiệu này. Theo đó, chúng tôi có quyền ngăn cấm người khác, cụ thể trong trường hợp này là quý công ty sử dụng nhãn hiệu đã và đang được bảo hộ của công ty chúng tôi.

Từ những lí lẽ trên, thay mặt Công ty A, tôi đề nghị quý công ty:

  1. Chấm dứt sử dụng dấu hiệu tương tự nhãn hiệu bào hộ, chấm dứt sản xuất, phân phối sản phẩm có bao bì gắn các dấu hiệu tương tự đó để tránh sự nhầm lẫn của người tiêu dùng, tôn trọng quyền sở hữu hợp pháp của Công ty A.
  2. Đề nghị công ty B thu hồi các sản phẩm có gắn dấu hiệu tương tự đã phân phối trên thị trường, tiêu hủy trong thời gian sớm nhất (tối đa … tháng kể từ ngày nhận được thư này). Nếu cần trợ giúp liên quan đến việc tiêu hủy các sản phẩm giả mạo, vi phạm nhãn hiệu, mong quý công ty liên hệ với công ty chúng tôi để tìm được hướng giải quyết.
  3. Nếu công ty vẫn tiếp tục sản xuất hoặc không tiến hành thu hồi như thời hạn thì công ty chúng tôi sẽ gửi công văn đề nghị xử lí vi phạm tới Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ. Nếu việc đã đến bước này, thiệt hại về tiền bồi thường của quý công ty sẽ chỉ tăng thêm và không chỉ thiệt hại vật chất, thiệt hại về tinh thần, hình ảnh của quý công ty cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, công ty hãy thực hiện hành vi phù hợp với quy định của pháp luật, tránh những rắc rối sau này.