Quyết định vụ kiện của HONDA từ Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc đã thể hiện rõ ràng rằng việc xử lý vi phạm thương hiệu hiện tại không còn minh bạch theo quy định nhà sản xuất thiết bị gốc OEM, OEM sẽ không còn bị tách khỏi luật thương hiệu của Trung Quốc.” 

China, Flag, Map, Country, Nation, Republic, Chinese
Quốc gia tỷ dân Trung Quốc Ảnh: Tumisu

Kể từ đầu năm, các phương tiện truyền thông đang ngập tràn những thông tin mới cập nhật về đại dịch COVID-19, loại coronavirus mới này đã tồn tại rất lâu và xâm nhập vào mọi khía cạnh của cuộc sống hiện đại. Bên cạnh khía cạnh chính trị, những người tiêu dùng và các nhà sản xuất hiện đang hoài nghi về chất lượng của các sản phẩm từ Trung Quốc như thuốc thang, máy thở và khẩu trang. Bất chấp những lo ngại này, hầu hết các quốc gia khác với số lượng sản phẩm xuất khẩu lớn, bao gồm Ấn Độ, hiện vẫn đang cố gắng để đưa xã hội trở lại bình thường, điều này khiến Trung Quốc càng trở nên quan trọng và trở thành nguồn cung không thể thiếu của nhiều quốc gia khác.

Thực tế, Trung Quốc hiện tại và tương lai vẫn sẽ là nước sản xuất hàng đầu trong vòng ít nhất 5 năm tới. Hiện giờ các nhà máy Trung Quốc đang vận hành với công suất gần như tối đa, các nhà đầu tư nước ngoài nên tập trung chú ý vào các vấn đề pháp lý mới phát sinh có thể làm phức tạp chuỗi cung ứng.  

Chuỗi cung ứng Nhà Sản Xuất Thiết Bị Gốc

Trong chuỗi cung ứng Nhà Sản Xuất Thiết Bị Gốc (OEM), các công ty phương Tây đã thuê Trung Quốc sản xuất sản phẩm cho họ và bán lại mặt hàng trở lại Hoa Kỳ với tỷ suất lợi nhuận lớn. Quá trình này đã khiến lượng tiêu thụ tăng đột biến, điều này diễn ra vì các sản phẩm gia dụng đang giảm giá liên tục. Điều thú vị hơn cả chính là, Trung Quốc dần chuyển từ “Công xưởng của Thế Giới” trở thành một quốc gia bán lẻ khổng lồ  hàng đầu, chỉ xếp sau Hoa Kỳ (2019).

Chính phủ Trung Quốc đã làm rõ điều này qua các chính sách đối ngoại, như dự án “Belt & Road” và “Made in China 2025” mục tiêu của họ không chỉ là việc trở thành một nhà máy sản xuất sản phẩm cho các thương hiệu lớn toàn cầu, mà là tạo ra một thương hiệu của riêng họ và sản xuất những mặt hàng và dịch vụ với giá trị cao.

Do đó, ngành công nghiệp OEM đang dần không còn nhận được sự quan tâm như các dự án chính trị quan trọng của chính phủ Trung Quốc; điều này cũng được phản ánh qua tình trạng pháp lý của chúng. Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc (SPC) đã bác bỏ những tiền lệ OEM, khiến các thỏa thuận OEM gặp phải những rủi ro pháp lý mới và sự giám sát kỹ lưỡng của chính phủ Trung Quốc. 

Câu Hỏi Quan Trọng: 

Theo luật pháp Trung Quốc, việc nhà sản xuất Trung Quốc dán thương hiệu lên hàng hóa xuất khẩu có bị coi là vi phạm thương hiệu đối với quyền thương hiệu đã được đăng ký của bên thứ ba không, nếu nhà sản xuất hoặc bên nhận đặt hàng không sở hữu thương hiệu đó tại Trung Quốc? 

Ví dụ, chẳng hạn một tập đoàn ở Mỹ (Tập đoàn Cooper) là chủ sở hữu của một thương hiệu đồ hình thú cưng nổi tiếng với tên gọi là “CHESTER”; công ty đó đã liên doanh từ lâu với một công ty Trung Quốc (Mr. Wang) ở Shenzhen để sản xuất và xuất khẩu đồ chơi thú cưng trở lại Hoa Kỳ. Tập đoàn Cooper không sở hữu bất kỳ thương hiệu nào tại Trung Quốc.

Thực ra, bên thứ ba (Bà Piper) sở hữu thương hiệu “CHESTER” bao gồm danh mục đồ chơi thú cưng. Bà Piper này có thể là bất kì ai: Ai đó từng làm việc tại nhà máy của ngài Wang, hoặc đơn giản là ai đó từng xem chương trình Shark Tank trong một ngày nào đó và yêu thích màn chào hàng của CEO tập đoàn Cooper và quyết định đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc. 

3 câu hỏi

  • Câu hỏi (1): Liệu bà Piper có thể khởi kiện thành công khiếu nại vi phạm thương hiệu chống lại các hoạt động sản xuất và vận chuyển của tập đoàn Cooper liên quan đến việc dán thương hiệu CHESTER lên đồ chơi thú cưng khi Piper là chủ sở hữu thương hiệu này ở Trung Quốc không? 

Câu hỏi (2): Liệu tập đoàn Cooper có thể bảo vệ mình khỏi khiếu nại vi phạm bằng cách chỉ ra rằng mặc dù không sở hữu thương hiệu ở Trung Quốc, nhưng họ sở hữu thương hiệu ở Hoa Kỳ – nơi lô hàng bị ràng buộc? 

Câu hỏi (3): Hiện giờ, giả dụ rằng bà Piper đơn giản tự tạo thương hiệu CHESTER do bản thân bà mà không có bất kì liên hệ trước nào với thương hiệu hoặc công ty Cooper. Liệu bà vẫn có thể ngăn cản tập đoàn Cooper sản xuất ra các sản phẩm ở Trung Quốc mang tên thương hiệu của bà? 

Những điểm bất cập

Trung Quốc, cũng như các quốc gia Châu Á khác, là quốc gia sử dụng luật người đầu tiên đăng ký hồ sơ. Nói một cách đơn giản, điều này nghĩa rằng quyền sở hữu IP của một thương hiệu thuộc sở hữu của bên đầu tiên đăng ký nhãn hiệu đó với Văn phòng thương hiệu Trung Quốc. Mặc dù luật pháp rất rõ ràng, nhưng lỗ hổng vẫn xuất hiện, luật này cũng đồng nghĩa với  việc từ bỏ một số “quyền” cũ, như quyền của một công ty đã tạo ra và sử dụng một thương hiệu nhiều năm nhưng đơn giản không đăng ký thương hiệu đó tại Trung Quốc.

Điều này cũng có nghĩa rằng nhiều kẻ cơ hội ở Trung Quốc không thuộc bên sáng chế hoặc sử dụng thương hiệu đầu tiên, nhưng có khả năng uy hiếp người sở hữu thương hiệu thật sự bởi vì, theo pháp luật Trung Quốc, những người sở hữu thương hiệu mà nhưng đăng kí lại chính là người xâm phạm thương hiệu của bản thân họ. Nếu điều này xảy ra, kẻ xấu có thể để những nhà máy OEM và hàng trăm việc làm có nguy cơ gặp rủi ro lớn vì họ đã đánh bại tất cả người khác và đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc trước. Để ngăn ngừa điều này, Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc SPC đã cho phép một trường hợp ngoại lệ của vụ PRETUL và DONG FENG để bảo vệ ngành công nghiệp OEM. 

Vụ PRETUL (2015) và vụ DONG FENG (2017) 

Vụ kiện PRETUL

Theo tiền lệ được đưa ra từ vụ kiện Pujiang Yahuan Lock Co Ltd v Focker Security Products International Limited ((2014) MinTiZi No 38) (“vụ PRETUL”), hành động gắn tên thương hiệu cho một sản phẩm, mà không có ý định phân phối hoặc bán hàng hóa đó trên thị trường nội địa Trung Quốc, sẽ không cấu thành hành vi sử dụng thương hiệu.

Đơn giản hơn, hoạt động OEM này không phải là đăng kí thương hiệu bởi vì nó chỉ đơn thuần là gắn thương hiệu bên ngoài, sản phẩm thu được sẽ bị niêm phong chắc chắn và sẽ ngay lập tức được đưa ra ngoài thị trường Trung Quốc. Việc sản xuất như vậy không thể sử dụng chức năng xác định nguồn gốc hàng hóa và ít có khả năng gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng tại thị trường Trung Quốc. Theo đó, trong trường hợp này này, không thể xâm phạm quyền thương hiệu của chủ sở hữu tại Trung Quốc. 

Vụ kiện DONG FENG

Vào tháng 12 năm 2017, Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc SPC đã tổ chức xét xử lại vụ Jiangsu Chang Jia Jin Feng Power Machinery Co., Ltd v. Shanghai Diesel Engine Co. Ltd ((2016) Zui Gao Fa Min Zai No 339) (“vụ DONG FENG”), xác nhận các nguyên tắc từ vụ kiện PRETUL bằng cách tái áp dụng các tiền đã thảo luận trong vụ kiện đó. Một lần nữa, Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc SPC lưu ý rằng chỉ hành vi gắn tên thương hiệu không làm tăng mức độ vi phạm thương hiệu; vì nó sẽ không ảnh hưởng đến chức năng nhận dạng và phân biệt thông thường đối với quyền thương hiệu của chủ sở hữu  tại Trung Quốc 

Theo hai tiền lệ của vụ kiện PRETUL và DONG FENG; những nhà máy OEM có thể gắn tên các thương hiệu của các khách hàng một cách an toàn đối với hàng hóa để xuất khẩu mà không cần lo lắng tới việc vi phạm luật pháp Trung Quốc (hoặc việc phải xin phép nhiều lần hay trả một khoản tiền cho bên thứ ba để là người đầu tiên đăng ký nhãn hiệu).

Kết quả của 2 vụ kiện

Nối tiếp sau hai trường hợp này, các nhà máy sản xuất tại Trung Quốc đã thỏa mãn bởi vì khả năng họ vướng vào một vụ kiện vi phạm thương hiệu hoặc việc bị hải quan tạm giữ hàng hóa là rất nhỏ. Nếu bị tra hỏi, họ đơn giản có thể đưa ra thủ tục OEM hoặc đơn đăng kí của quốc gia họ định đến (có thể là Hoa Kỳ, Indonesia hoặc bất kì nơi nào khác trên thế giới).

Các chủ sở hữu thương hiệu phương Tây rất hài lòng; mặc dù họ cũng đã từng khó chịu khi thương hiệu của họ bị xâm phạm tại Trung Quốc, nhưng họ vẫn có thể lấy lại được sản phẩm được sản xuất tại đây và xuất khẩu chúng ra khỏi Trung Quốc.

Thực tế ít ai biết rằng hầu hết các thương hiệu phương Tây đều đã bị xâm phạm và đăng kí bởi bên thứ ba tại Trung Quốc, đây là một hành động khá xấu xa; trừ khi một vài phương pháp mạnh mẽ (và cũng thường tốn rất nhiều tiền) được thi hành, bằng không những công ty này gần như không thể kịp lấy lại tên thương hiệu sớm để sử dụng đầy đủ thời hạn kinh doanh.

Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc SPC đưa tạo ra một giải pháp thông minh: cho đến khi các hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc vẫn hạn chế với OEM; (không được quảng cáo hoặc bán các sản phẩm với khách hàng nội địa Trung Quốc) thì các chủ sở hữu thương hiệu vẫn có thể hoạt động; mà không cần đăng kí thương hiệu ở Trung Quốc. 

Vụ kiện của Honda (2019) 

Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi trong năm 2019, dẫn đến năm 2020 đầy biến động. 

Tháng 9 năm 2019, Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc SPC xét xử vụ kiện của Honda Motor Co Ltd v Chongqing Hengsheng Xintai Trading Co Ltd ((2019) Zui Gao Fa Min Zai No 138) (vụ kiện của Honda), vụ kiện nằm ngoài phạm vi của vụ kiện PRETUL và vụ kiện DONG FENG.

Những thông tin cơ bản trong vụ kiện của Honda

Honda, công ty ô tô nổi tiếng của Nhật, sở hữu nhiều thương hiệu được đăng ký ở Trung Quốc. 

Hai công ty ở Trung Quốc được ủy thác bởi một bên thứ ba (Công ty TNHH Burmese Meihua) để sản xuất và xuất khẩu phụ tùng xe mô tô tại Myanmar. Những sản phẩm này sẽ mang thương hiệu : “HONDAKIT & Design”. Meihua sở hữu một thương hiệu đăng kí tại Myanmar cho tên “HONDAKIT” 

Năm 2016, dù quy trình sản xuất đã hoàn thành nhưng hàng hóa vẫn bị hải quan Trung Quốc tạm giữ, do nghi ngờ vi phạm thương hiệu thương hiệu Honda. Lô hàng cuối cùng cũng được giải phóng vì cục hải quan; khi nhìn thấy thương hiệu của Myanmar; đã không thể quyết định được rằng liệu đây có đúng là một vụ vi phạm thương hiệu thương hiệu hay không. 

Năm 2016, Honda nộp một đơn kiện vi phạm thương hiệu thương hiệu đối với hai công ty kiểm soát việc sản xuất, xuất khẩu ở Trung Quốc. Trong khi tòa án đầu tiên xử vụ kiện với bên Honda thắng 43,000$; tòa án thứ hai bãi bỏ quyền kiện tụng xâm phạm, chỉ ra rằng đây là một vụ OEM; vì vậy vụ kiện này thuộc tiền lệ của hai vụ kiện PRETUL và DONG FENG; (Không có bất kì vi phạm thương hiệu nào).

Vào năm 2019; Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc SPC đưa ra một phán quyết tái thẩm gây sốc; điều này chỉ ra rằng; mặc dù các dữ liệu của vụ kiện nằm trong tiền lệ của một vụ kiện OEM; nhưng việc vi phạm quyền vẫn có thể diễn ra; việc này đã được trình bày tại tòa án. 

Thuận lợi trong việc xét xử vụ kiện

Có một số yếu tố trong vụ kiện của Honda hỗ trợ cho việc phát hiện vi phạm: (1) HONDA là một thương hiệu cực kì nổi tiếng và được biết đến rộng rãi ở Trung Quốc; (2) Những nhân tố xấu đã xuất hiện ở trong vụ kiện này. Ví dụ, mặc dù bị đơn sở hữu thương hiệu ở quốc gia nơi hàng hóa được nhập vào; nhưng thương hiệu của họ không hoàn toàn giống với thương hiệu đang được sử dụng. Dựa trên những điều trên; mặc dù SPC đã từng đồng ý liên kết giữa Meihua; các bị đơn thực sự là một thỏa thuận OEM; SPC vẫn tiếp tục tìm hành vi vi phạm.

Tầm quan trọng của vụ kiện

Theo vụ kiện của Honda; SPC chỉ ra rằng sự nhầm lẫn của người tiêu dùng vẫn có thể xảy ra; bởi các sản phẩm được sản xuất dựa trên OEM vẫn có thể được “tiếp cận” bởi công chúng; ví dụ như người điều khiển của việc vận chuyển hàng hóa; người tiêu dùng Trung Quốc đi du lịch nước ngoài; hoặc mua hàng trên các trang web đa quốc gia. Lưu ý rằng, thật sự chưa hề có một cuộc thảo luận nào; về sự nhầm lẫn giữa các mặt hàng; khi SPC quyết định không bảo vệ nhân tố xấu; giả thuyết về sự nhầm lẫn vẫn có thể chấp nhận được. 

Vụ kiện của Honda phá bỏ giả định về việc miễn vi phạm OEM. Một bên sẽ thắng kiện; khiến chuyến hàng bị tạm giữ ở biên giới Trung Quốc; miễn là bên đó sở hữu một thương hiệu đã được đăng kí ở Trung Quốc; có thể chỉ ra thêm một vài yếu tố bổ sung lợi thế của họ.  

Quyết định của tòa án trong vụ kiện của HONDA đã làm rõ hành vi vi phạm thương hiệu; đã không còn rõ ràng trong trường hợp OEM; OEM không còn được bị tách riêng khỏi luật thương hiệu của Trung Quốc. Ẩn chứa trong quyết định; sự nhất quán với các chính sách quốc gia của Trung Quốc; là quyết tâm không còn quan tâm đến việc họ chỉ là Công xưởng của Thế giới; vì OEM không còn là hoạt động thương mại chính của nền kinh tế Trung Quốc; nên nó phải chịu sự giám sát; giống như mọi hoạt động thương mại khác. 

Điều Gì Sẽ Tiếp Diễn?  

Hệ thống thương hiệu Trung Quốc vẫn còn rất nhiều hồ sơ xấu; từ đó các nhân tố xấu có thể sở hữu nhiều thương hiệu của bên thứ ba; bao gồm những thương hiệu nổi tiếng nhất của thế giới. Hiện giờ, khi sự bảo vệ từ vụ kiện PRETUL-DONG FENG mất đi; các công ty sản xuất phương Tây ở Trung Quốc sẽ đối mặt với sự kiểm soát kĩ lưỡng; mọi thứ giờ đều trong một “vùng xám”; nơi không có sự đảm bảo; bảo vệ nào từ phía tòa án tối cao của Trung Quốc. 

Năm 2020, bất chấp nhiều lần sửa đổi Luật thương hiệu; bao gồm những tiêu chuẩn mới ban hành liên quan đến việc xác định các vi phạm; Cơ quan Quản lý Trung Quốc và SPC cũng không đưa ra nhiều chỉ dẫn; liên quan đến vấn đề OME. Chủ thương hiệu ở Trung Quốc hiện đang được động viên để nộp đơn kiện vi phạm; đăng kí thương hiệu “của họ” với cơ quan hải quan để họ có thể bắt giữ;tạm giữ các chuyến hàng trái phép. Vài vụ kiện đã được chứng minh là hợp lí; như vụ kiện của Honda; nhưng vài vụ kiện khác được kiếu nại bởi các nhân tố xấu; nhằm uy hiếp công ty sở hữu thương hiệu hợp pháp.

Những khó khăn

Theo sau HONDA; một chủ sở hữu thương hiệu xấu giờ đây có thể gây ra ngắt quãng kinh doanh; bằng cách làm chậm một chuyến hàng đến Hoa Kì ở cục hải quan Trung Quốc; trừ khi người chủ của thương hiệu chịu trả một khoản tiền lót tay; hoặc chuyến hàng của họ sẽ bị tạm giữ hơn 6 tháng tại tòa án. Ví dụ, một chuyến hàng có giá trị 2.5 triệu $ bị tạm giữ ở cảng hải quan Guangzhou; chủ sở hữu thương hiệu Mĩ không sở hữu một thương hiệu Trung Quốc; bởi vì thương hiệu này đã được đăng kí từ lâu; bởi một cá nhân Trung Quốc tên là Linda Lin. Linda đề nghị một khoản tiền 200,000$.

Án phí của một vụ kiện ở Trung Quốc vào khoảng 150,000$; mặc dù công ty có nhiều hi vọng thắng vụ kiện; tuy nhiên 6 tháng tạm giữ đồng nghĩa với việc bỏ lỡ nhiều thời hạn; nhiều cơ hội kinh doanh. Mặc dù số lượng các vụ kiện vi phạm OEM có thể sẽ gia tăng ở Trung Quốc; tuy nhiên mối đe dọa hiện tại lại chính là cục hải quan; nơi kiểm soát khả năng xuất hàng hóa ra khỏi Trung Quốc; tính không minh bạch trong quy trình; tính thiếu đảm bảo từ tòa án Trung Quốc; chắc chắn có thể dễ dàng phá hủy các doanh nghiệp nhỏ. Với quyết định từ vụ kiện của HONDA; SPC trước đây đã đưa ra các quy tắc rõ ràng hướng dẫn lựa chọn đầu tư; thương mại và sản xuất. 

Lời khuyên

Nếu bị cuốn vào một cuộc tranh chấp thương hiệu; chủ sở hữu thương hiệu phương Tây nên xác định thỏa thuận OEM có hiệu lực hay không; nếu như không có thỏa thuận OEM; thương hiệu bị tước đoạt bởi bên thứ 3; thì chủ sở hữu thương hiệu có rất ít biện pháp khắc phục; khó có khả năng thắng vụ kiện này. Nếu có thỏa thuận OEM; thương hiệu nổi tiếng được biết đến rộng rãi; thương hiệu được sử dụng giống với đăng ký nhãn hiệu quốc tế; hơn là thương hiệu được đăng ký ở Trung Quốc; thì chủ sở hữu thương hiệu phương Tây; sẽ có lợi thế chiến thắng vụ kiện lớn hơn bên sở hữu thương hiệu Trung Quốc; khi bị cục hải quan tra hỏi; hoặc đối mặt với cả hai trường hợp.

Vụ kiện của Honda đã nhấn mạnh tầm quan trọng của; khám phá thương hiệu tại Trung Quốc với cả mục đích OEM và không phải OEM; đảm bảo tính bảo mật trong suốt quá trình OEM; để ngăn chặn hàng hóa tiếp cận thị trường Trung Quốc; tiến hành đăng ký nhãn hiệu và đánh giá rủi ro. Cuối cùng, quá trình này liên quan trực tiếp đến chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Trong khi tiền lệ vụ kiện của Honda rất đáng lo ngại; nó cũng có tác dụng đánh giá lại việc không chấp hành thực thi luật; của từng khu vực. Vẫn cần phải đợi thêm để xác định những tác động mà vụ kiện của Honda ảnh hưởng đến OEM, quy trình OEM; vì giờ Trung Quốc không còn quá quan tâm đến OEM. 

Scottie-