Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là một việc mà doanh nghiệp Việt Nam hiện nay rất quan tâm khi thị trường xuất khẩu của Việt Nam ngày càng mở rộng. Câu hỏi đặt ra là đăng ký nhãn hiệu quốc tế như thế nào để tiết kiệm, an toàn và tránh phát sinh chi phí. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách thức đăng ký nhãn hiệu quốc tế để đạt được những tiêu chí như vậy.
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là biện pháp đảm bảo rằng nhãn hiệu sẽ được bảo hộ ở phạm vi ngoài lãnh thổ Việt Nam. Việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam không đồng nghĩa với việc nhãn hiệu đó sẽ được bảo hộ tại nước ngoài. Để được bảo hộ tại một nước nhất định thì doanh nghiệp hoặc cá nhân cần phải làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu sang nước đó và nắm được thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế như thế nào.
Khi đăng ký nhãn hiệu quốc tế thì doanh nghiệp, cá nhân cần lưu ý đến những yếu tố sau đây:
+ Bước 1: Lựa chọn danh mục các quốc gia cần đăng ký. Việc lựa chọn danh sách quốc gia dựa trên yếu tố những quốc gia mà doanh nghiệp, cá nhận đang có mối giao thương hoặc trong tương lai sẽ có mối giao thương;
+ Bước 2: Xác định danh mục sản phẩm, dịch vụ đăng ký cho nhãn hiệu. Đây là phần việc rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách. Việc lựa chọn danh mục cũng giống như lựa chọn quốc gia cần đăng ký. Theo đó sẽ dựa trên những sản phẩm đã và tiềm năng có thể phát sinh giao thương tại quốc gia đó;
+ Bước 3: Xác định hình thức đăng ký nhãn hiệu quốc tế cho phù hợp
Có nhiều hình thức đăng ký nhãn hiệu quốc tế khác nhau, cụ thể như sau:
+ Đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại quốc gia mà doanh nghiệp mong muốn bảo hộ;
+ Đăng ký nhãn hiệu thông qua hiệp định Paris. Theo đó, trong vòng 06 tháng kể từ ngày nộp đơn tại Việt Nam hoặc một quốc gia là thành viên của hiệp định Paris thì doanh nghiệp, cá nhân có quyền nộp đơn sang một nước khác cũng là thành viên của hiệp định Paris mà vẫn được giữ ngày nộp đơn đầu tiên cho đơn nộp sau này;
+ Đăng ký qua nghị định thư Madrid, đăng ký qua thoả ước Madrid.
Hệ thống Madrid là hệ thống giúp đăng ký nhãn hiệu quốc tế trực thuộc quản lý của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO. Mục đích ra đời của hệ thống là tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho người nộp đơn khi đăng ký nhãn hiệu tại nhiều nước. Hệ thống này được điều chỉnh bởi hai văn bản pháp lý chính: Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid.
Với ưu điểm đơn giản về thủ tục (chỉ cần nộp một đơn duy nhất, bằng một ngôn ngữ duy nhất, nộp phí bằng một loại tiền tệ duy nhất), giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho người nộp đơn trong trường hợp đăng ký ở nhiều nước cùng một lúc, hệ thống Madrid đang ngày càng được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều hơn để đăng ký nhãn hiệu của mình ra nước ngoài.
Tuỳ thuộc vào nhiều hình thức đăng ký nhãn hiệu quốc tế (đăng ký trực tiếp, đăng ký theo Công ước Paris, đăng ký theo hệ thống Madrid) sẽ có những mức phí khác nhau. Thông thường phí đăng ký nhãn hiệu quốc tế gồm những cấu thành sau:
+ Phí luật sư của Việt Nam;
+ Phí chính thức trả cho cơ quan nước mà người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại đó;
+ Phí luật sư tại nước mà người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại đó;
Việc lựa chọn hình thức đăng ký nhãn hiệu như thế nào để tiết kiệm chi phí hoặc tối ưu theo mục đích riêng của người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ dựa trên Danh mục các quốc gia cần đăng ký nhãn hiệu cũng như là số lượng nhóm sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu.
Sân chơi quốc tế chỉ cần sai lầm một bước nhỏ có thể dẫn đến hậu quả pháp lý nặng nề. Vì vậy, một lời khuyên đối với doanh nghiệp, cá nhân khi đăng ký nhãn hiệu quốc tế là hãy làm đúng từ đầu. Vậy làm thế nào để được coi là làm đúng từ đầu?
Việc này chính là tiến hành tra cứu, đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu trước khi tiến hành đăng ký tại quốc tế. Nghĩa là tìm hiểu xem nhãn hiệu doanh nghiệp đang muốn đăng ký này có một bên nào khác đăng ký chưa để có thể thay đổi hoặc chỉnh sửa mẫu nhãn hiệu cho phù hợp.
Việc trên là hết sức quan trọng để tránh tình trạng thời gian đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế bị kéo dài do bị từ chối. Ngoài ra, khi bị từ chối thì sẽ mất nhiều chi phí pháp lý để theo đuổi vụ việc.
Việc tra cứu có thể được tiến hành thông qua Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế của các công ty luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc quốc tế.
Thời gian đăng ký phụ thuộc vào Hình thức lựa chọn đăng ký (đăng ký trực tiếp, đăng ký theo Công ước Paris, đăng ký theo hệ thống Madrid), mỗi hình thức sẽ có khung thời gian khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung các quốc gia sẽ có khung thời gian từ 12 đến 25 tháng.
Mỗi quốc gia, mỗi hình thức đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ có quy trình đăng ký nhãn hiệu khác nhau. Tuy nhiên, có thể thấy quy trình đăng ký nhãn hiệu quốc tế gồm các bước sau:
+ Bước 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
+ Bước 2: Xét nghiệm hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu (xem đơn đã được mô tả đúng chưa, phân loại nhóm sản phẩm chuẩn chưa…);
+ Bước 3: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo. Việc công báo là hết sức quan trọng để một bên thứ ba nắm được và tiến hành phản đối việc đăng ký nhãn hiệu đó nếu nhận thấy nhãn hiệu đó giống hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó;
+ Bước 4: Ra thông báo về khả năng cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu để người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu nộp phí cấp;
+ Bước 5: Cấp bằng: bằng có thể bao gồm bằng cứng hoặc online.
Cơ bản các nước đều công nhận nhãn hiệu sẽ có giá trị 10 năm và có thể được gia hạn nhiều lần;
Cơ bản những nước theo hệ thống common law thường áp dụng nguyên tắc quyền sử dụng đầu tiên, trong khi các nước civil law thường có xu hướng áp dụng Quyền nộp đơn đầu tiên. Ví dụ như đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam áp dụng theo nguyên tắc quyền nộp đơn đầu tiên.
Có thể thấy một tín hiệu tốt là ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam tiến hành đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Thời gian đầu là những doanh nghiệp lớn, tuy nhiên, thời gian gần đây chứng kiến nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng rất đầu tư cho việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế.
Các luật sư trong hệ thống của Vietnam IP Laws có nhiều kinh nghiệm trong nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế nên dựa trên bài toán cụ thể của từng doanh nghiệp sẽ đưa ra phương án đăng ký nhãn hiệu đảm bảo: an toàn, tiết kiệm cũng như chọn được đúng đối tác pháp lý giúp doanh nghiệp tiến hành đăng ký nhãn hiệu quốc tế.
Dưới đây là danh sách các nước mà Vietnam IP Laws có thể hỡ trợ được cho doanh nghiệp:
Cờ quốc gia | Tên quốc gia | Cờ quốc gia | Tên Quốc gia |
Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam | Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Nhật Bản | ||
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Campuchia | Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Hàn Quốc | ||
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Lào | Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Mỹ | ||
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Myanmar | Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại EU | ||
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Indonesia | Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Úc | ||
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Singapore | Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại New Zealand | ||
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Thái Lan | Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Canada | ||
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Malaysia | Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Mexico | ||
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Brunei | Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại UAE | ||
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế trong Timor Lester | Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Châu Phi | ||
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Trung Quốc | Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Ấn Độ | ||
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Macau | Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Nga | ||
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Đài Loan | Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Chile | ||
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Hồng Kông | Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Sri Lanka | ||
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Đức | Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Peru |