Hiện nay, các chương trình truyền hình thực tế đã gần như phủ sóng toàn cầu. Ra đời hơn 70 năm, các chương trình truyền hình thực tế này đã có lượng người theo dõi đông đảo trên khắp thế giới vì các yếu tố chân thật, không hư cấu, ngẫu nhiên vốn là điểm đặc trưng của các chương trình này. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển đó cũng đã dấy lên 1 vài vấn đề về luật pháp, cụ thể là vấn đề bản quyền.

Mới đây, một vụ kiện vi phạm bản quyền đã dấy lên giữa các nhà sản xuất của “Demolition NZ” – một chương trình truyền hình thực tế từ New Zealand và các nhà sản xuất của “Demolition Down Under” – một chương trình truyền hình Úc.

Cụ thể, Demolition NZ đã cáo buộc Demolition Down Under về hành vi vi phạm bản quyền.

Cả hai chương trình truyền hình thực tế đều xoay quanh các đội phá dỡ ‘Demolition Crew’ khi họ thực hiện công việc của mình. Khán giả truyền hình sẽ được tận mắt nhìn thấy cảnh làm việc của các đội phá dỡ, chủ yếu xoay quanh việc xử lý các công trình bị sập, tường đổ nát và sàn nhà đổ vỡ.

Nguyên nhân của vụ việc

Hiện vẫn chưa có bất kỳ tập mới nào của “Demolition NZ” được phát sóng trên Prime/Sky cho đến năm ngoái và việc quay các tập mới vẫn chưa được bắt đầu. Các cuộc đàm phán với TV3/Discovery đã bắt đầu nhưng chưa có kết quả cuối cùng (TV3 là một kênh truyền hình của New Zealand đã được Discovery mua lại vào tháng 12 năm 2020).

Vài tuần sau, nhà sản xuất “Demolition NZ”, Jeff Hampton đã biết về chương trình truyền hình thực tế Úc “Demolition Down Under” của WildBear Entertainment. Một bài báo trên Newsroom đã báo cáo rằng theo Hampton, “Demolition Down Under” có giao diện, đồ họa và cấu trúc giống với “Demolition NZ”, ngoại trừ một cái tên gần như tương tự. Điều này khiến đội của họ gặp khó khăn hơn trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ từ NZ on Air vì giờ đây đã có một chương trình thực tế khác trên TV rất giống với chương trình của họ (NZ on Air cung cấp kinh phí cho việc phát sóng và các tác phẩm sáng tạo).

Vấn đề bản quyền trong các chương trình truyền hình thực tế (Reality TV). Nguồn: amazon

Sau khi nhận được thư từ các luật sư của Hampton về cáo buộc vi phạm bản quyền, TV/3 Discovery hiện đang điều tra vấn đề. Trong thư, nhóm của Hampton đã yêu cầu “Demolition Down Under” được loại bỏ khỏi chương trình phát sóng.

Giám đốc điều hành của WildBear, Michael Tear đã nói rằng những điểm tương đồng giữa 2 chương trình là hoàn toàn ngẫu nhiên. Tear nói với Newsroom rằng “Demolition Down Under” dựa trên một ý tưởng ban đầu của WildBear. Theo ông: “Bất kỳ sự tương đồng nào bị cáo buộc bởi ông Hampton giữa Demolition Down Under và Demolition NZ là hoàn toàn ngẫu nhiên.”

Ý kiến chuyên gia

“Theo truyền thống, nội dung của một chương trình truyền hình – khác biệt với bản ghi âm/truyền thông của nó – được bảo hộ bản quyền như một tác phẩm điện ảnh.” Matt Toulmin, một luật sư tại Mills Lane Chambers cho biết trong Auckland.

Tuy nhiên, đều có bản chất như các chương trình truyền hình thực tế, “Demolition Down Under” và “Demolition NZ” không liên quan đến bất kỳ kịch bản nào. Do đó, việc phân tích vụ việc nhìn theo góc độ bản quyền truyền thống đối với trường hợp này, nếu có, sẽ khó khăn hơn vì không có kịch bản rõ ràng để bảo vệ. Theo Toulmin, vụ kiện này không phải là vụ việc đầu tiên với bản chất này vì các tòa án đã phải vật lộn với những vấn đề này từ lâu, bao gồm cả các trường hợp liên quan đến trò chơi điện tử.”