Khi các chatbot AI thế hệ mới (như ChatGPT của OpenAI) trở nên ngày càng thông minh hơn, những câu hỏi về luật sở hữu trí tuệ (SHTT) và những ảnh hưởng của các công nghệ mới này tới luật SHTT cũng xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Đặc biệt, có những vấn đề quan trọng cần được giải quyết liên quan đến quyền sở hữu nội dung do các chatbot AI tạo ra cũng như hoạt động bảo vệ và quản lý những nội dung này.

Một vấn đề quan trọng liên quan đến việc xác định các Chatbot có thể được coi là “tác giả” của nội dung do chúng tạo ra hay không. Khi các công cụ như ChatGPT trở nên thông minh hơn, chúng có thể tự tạo ra các văn bản, hình ảnh hay các loại nội dung khó có thể phân biệt được với các nội dung do con người tạo ra. Điều này sẽ đặt ra câu hỏi về việc liệu ai nên được coi là “tác giả” thực sự của những nội dung này và liệu nội dung đó có thể được bảo hộ như những tài sản sở hữu trí tuệ hay không.

Những mối lo ngại liên quan đến ChatGPT và quyền sở hữu trí tuệ.

Nói chung, các sản phẩm có bản quyền sẽ được tạo ra bởi các tác giả con người và là các “tác phẩm gốc của tác giả” được cố định ở dạng hữu hình. Điều này có nghĩa là tác phẩm phải được thể hiện dưới hình thức vật lý hoặc kỹ thuật số, chẳng hạn như sách, tranh vẽ hoặc tập tin trên máy tính để có thể được bảo vệ bởi các quy định về bản quyền.

Với các chatbot AI, không rõ liệu nội dung do các hệ thống này tạo ra có được coi là nội dung gốc và được thể hiện ở dạng hữu hình hay không, theo đó, khó có đủ cơ sở để xác định các nội dung này có đủ điều kiện để được bảo hộ bản quyền. Có thể lập luận rằng AI chỉ đơn thuần là một công cụ hoặc phương tiện được tác giả là con người sử dụng để tạo ra tác phẩm và do đó, người sử dụng công cụ này nên được coi là người sáng tạo và chủ sở hữu tác phẩm. Ngược lại, cũng có thể lập luận rằng chính AI nên được coi là người sáng tạo và chủ sở hữu tác phẩm, nhờ khả năng tạo ra nội dung gốc mà không cần sự can thiệp của con người.

Rất khó để nói chắc chắn liệu nội dung do AI tạo ra có đủ điều kiện để được bảo hộ bản quyền theo các quy định hiện hành hay không. Tuy nhiên, rõ ràng là sự xuất hiện của những công nghệ này đặt ra những câu hỏi quan trọng cần được giải quyết để đảm bảo rằng các quyền sở hữu trí tuệ được tôn trọng và bảo vệ.

Một vấn đề khác là nguy cơ các chatbot AI vi phạm tài sản SHTT. Khi các hệ thống này được sử dụng rộng rãi hơn, có nguy cơ chúng sẽ vô tình hoặc cố ý tạo ra các nội dung vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác hoặc các nội dung trùng lặp với nội dung do AI khác tạo ra.

Nhìn chung, sự xuất hiện của các công cụ AI mới đã làm dấy lên những lo ngại về quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, những mối lo ngại này cần được giải quyết để đảm bảo rằng những công cụ AI này có thể được được sử dụng một cách có hợp lý và theo cách tôn trọng quyền của những nhà sáng tạo. Các công ty phát triển công nghệ, luật sư và nhà hoạch định chính sách sẽ cần xem xét cẩn thận những vấn đề này và hợp tác cùng nhau để phát triển các khung pháp lý phù hợp cho việc sử dụng AI trong việc tạo ra nội dung gốc.