Nhiều người có quan điểm cho rằng đạo văn là hành vi của những kẻ lười biếng và kém cỏi. Tuy nhiên, lịch sử đã đã minh chứng rằng không phải lúc nào hành vi này cũng hủy hoại sự nghiệp của một người nổi tiếng. Thay vào đó, vẫn có những hành vi đạo văn chỉ bị coi là một chú thích nhỏ trong cuốn sách sự nghiệp lâu dài và vĩ đại của một số nhân vật có ảnh hưởng lớn trên thế giới.

Đôi khi, mức độ nghiêm trọng của hành vi đạo văn liên quan đến thời điểm mà hành vi đó xảy ra, cũng như các sự kiện cụ thể xung quanh hành vi đạo văn hoặc chỉ đơn giản hành vi đó ảnh hưởng đến trong sự nghiệp của cá nhân đó.

Theo đó, bài viết dưới đây sẽ đề cập đến một số người nổi tiếng có hành vi đạo văn nhưng sự nghiệp và danh tiếng của họ không bị ảnh hưởng đáng kể, thường là do những cống hiến của họ cho xã hội vượt xa phạm vi những cáo buộc.

Martin Luther King Jr.

Trong những năm 50 và 60, phong trào dân quyền dưới sự lãnh đạo của Martin Luther King Jr. không chỉ mang lại cho ông giải Nobel Hòa bình mà còn khiến xã hội Hoa Kỳ thay đổi đáng kể. Bài phát biểu mang tính biểu tượng “I Have a Dream” của ông vẫn được nhắc đến như một trong những bài phát biểu có sức mạnh và quan trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Dấu ấn của ông trong lịch sử Hoa Kỳ hiện vẫn còn rất sâu đậm, và ngày nay, ông vẫn tiếp tục truyền cảm hứng cho nhiều người đấu tranh chống lại những bất công trong xã hội.

Lần vướng phải cáo buộc đạo văn của King xảy ra vào năm 1955. Để thực hiện luận án tiến sĩ của mình tại Đại học Boston, King đã nộp một luận án có tựa đề: “So sánh các quan niệm về Chúa theo quan điểm của Paul Tillich và Henry Nelson Wieman.” Ông sau đó đã bảo vệ thành công luận án của mình.

Tuy nhiên, sau khi vợ ông tặng các bài viết của King cho Dự án King Papers của Đại học Stanford, những người thực hiện dự án này đã phát hiện ra rằng một phần trong các bài viết trước đây của ông, bao gồm cả luận án tiến sĩ, đã được lấy trực tiếp từ bài viết của các tác giả khác.

Các cáo buộc cũng đã được đưa ra đối với một số sản phẩm được thực hiện sau đó của ông, bao gồm cả bài phát biểu “I Have a Dream”. Bài phát biểu mang tính biểu tượng này được cho là đã bị sao chép từ bài phát biểu của một một mục sư khác – Archibald Carey. Tuy nhiên, điểm tương đồng giữa hai sản phẩm là rất hạn chế và đã được giải thích là do cả hai bài phát biểu đều được lấy cảm hứng từ bài thánh ca “America” của Samuel Francis Smith.

Cuối cùng, Đại học Boston đã điều tra các cáo buộc đạo văn của King. Và vào năm 1991, họ đã phát hiện ra rằng luận văn của King có hành vi đạo văn. Tuy nhiên, trong khi Đại học Boston đã đính kèm một ghi chú vào luận án của ông, họ đã từ chối việc thu hồi bằng cấp của King với quan điểm cho rằng luận án của ông mặc dù có những sai phạm, nhưng vẫn có những đóng góp đáng kể.

Các cáo buộc đạo văn chỉ bắt đầu xuất hiện trong khoảng vài thập kỷ sau khi ông qua đời. Vào thời điểm này, Martin Luther King Jr. đã có thể được coi là một anh hùng dân tộc. Mặc dù các cáo buộc đạo văn đã trở thành một vết nhơ trong cuốn sách sự nghiệp vĩ đại của ông, nhưng chúng khó có thể thay đổi quan điểm công chúng về King và di sản mà ông để lại.

Jane Goodall

Jane Goodall là một trong số ít các nhà khoa học có ảnh hướng mạnh mẽ đến công chúng. Bà nổi tiếng nhờ công trình nghiên cứu về tinh tinh trong suốt cuộc đời của mình tại Tanzania và những nỗ lực trong công cuộc bảo tồn động vật hoang dã.

Jane Goodall và những công hiến của bà trong hoạt động bảo tồn động vật hoang dã.

Là tác giả của số lượng lớn các cuốn sách, bài báo và các tác phẩm khác, Goodall đã dành hơn 50 năm để giúp mọi người hiểu rõ hơn về loài tinh tinh. Bà cũng thường xuyên xuất hiện trên các chương trình truyền hình và các phương tiện truyền thông khác để truyền tải thông điệp bảo vệ động vật của mình.

Trong khi hành vi đạo văn của King diễn ra trước khi sự nghiệp của ông thực sự được bắt đầu, thì những cáo buộc đạo văn của Goodall lại xuất hiện ở giai đoạn cuối trong sự nghiệp 50 năm của bà.

Đầu năm 2013, Goodall đã bắt đầu thực hiện quá trình chuẩn bị phát hành cuốn sách mới mang tên “Hạt giống hy vọng”. Tuy nhiên, khi các bản sao của cuốn sách được gửi đến nhiều tờ báo khác nhau để đánh giá, tờ Washington Post đã nhận thấy rằng cuốn sách có một số phần sử dụng những nội dung được lấy từ các tác phẩm khác mà không ghi công tác giả tác phẩm gốc.

Vấn đề này còn tồi tệ hơn khi có những phần trong tác phẩm này của bà được lấy từ những nguồn không uy tín như Wikipedia, các trang web chiêm tinh, v.v. Tờ The Daily Beast cũng đã tìm thấy bằng chứng cho thấy thậm chí nhiều đoạn văn trong tác phẩm của bà là nội dung được sao chép trực tiếp từ các tác phẩm khác. Điều này đã gây ra những mối lo ngại về việc phát hành cuốn sách.

Goodall sau đó đã xin lỗi vì hành vi đạo văn của mình. Cuốn sách cuối cùng đã được chỉnh sửa lại để giải quyết các vấn đề về bản quyền và được phát hành muộn so với kế hoạch vào đầu năm 2014.

Mặc dù vậy, nhiều người vẫn cảm thấy rằng cuốn sách này không nên được xuất bản. Quan điểm này không chỉ liên quan đến các vấn đề về hành vi đạo văn, mà còn liên quan đến chất lượng của các thông tin và nguồn được sử dụng để tạo nên tác phẩm này.

Với việc đây là trường hợp đạo văn đầu tiên trong dài sự nghiệp hơn 50 năm, hành vi này sẽ không thể hủy hoại danh tiếng của bà. Nửa thế kỷ với những cống hiến đáng chú ý chắc chắn sẽ không cho bà quyền ăn cắp ý tưởng của người khác, nhưng nó sẽ giúp cho bà có được thêm sự tha thứ từ cộng đồng cho hành vi của mình, đặc biệt là đối với một hành vi đã được phát hiện sớm.

Johnny Cash

Johnny Cash là một trong những cái tên có sức ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử âm nhạc. Với sự nghiệp kéo dài gần 5 thập kỷ, các bản hit của ông bao gồm các bài hát như I Walk the Line, Ring of Fire, A Boy Named Sue và Jackson đã mang về cho ông vô số giải thưởng danh giá. Theo đó, âm nhạc của ông vẫn còn tiếp tục mang lại nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ cho đến tận ngày nay.

Năm 1955, Johnny Cash đã thu âm bài hát “Folsom Prison Blues”, kể câu chuyện về một kẻ giết người bị tra tấn bởi âm thanh của một đoàn tàu khi bị nhốt trong tù. Bài hát này sau đó đã được phát hành vào năm 1955 và được phát hành thêm một lần nữa vào năm 1968 sau khi ông biểu diễn bài hát tại Nhà tù Folsom.

Nhưng thực ra, Cash đã sao chép giai điệu và phần lớn nội dung của bài hát “Crescent City Blues” của Gordon Jenkins năm 1953 (kể về một người có hy vọng thoát khỏi một thị trấn nhỏ ở miền Trung Tây, Hoa Kỳ) để tạo nên bài hát “Folsom Prison Blues”. Mặc dù Cash đã thực hiện khá nhiều thay đổi đối với bài hát của mình và biến nó thành một bản nhạc về sự hối hận và tội lỗi, nhưng những điểm tương đồng giữa 2 bài hát vẫn còn được thể hiện rất rõ ràng.

Hành vi đạo nhạc này sau đó đã dẫn đến một vụ kiện bản quyền, vụ kiện này nhanh chóng được giải quyết với việc Cash phải trả 75.000 đô la. Số tiền đó trị giá hơn 660.000 đô la ngày nay.

Nhưng vụ kiện này dường như chẳng ảnh hưởng gì đến sự nghiệp của Cash. Ông vẫn liên tục phát hành bản hit có ảnh hưởng lớn, sở hữu chương trình truyền hình của riêng mình và thực hiện vô số những buổi biểu diễn thành công.

Vụ việc này dường như chỉ là một sự cố (và tốn kém) đối với sự nghiệp lẫy lừng của Cash và có vẻ như cả ngành công nghiệp âm nhạc và công chúng đều đã tha thứ/lãng quên hành vi này của ông.