ChatGPT là chatbot do OpenAI phát triển và được phát hành vào ngày 30 tháng 11 năm 2022. Chỉ trong hai tháng, công cụ này đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới với hơn 100 triệu người dùng hàng tháng. ChatGPT có thể trò chuyện và giao tiếp bằng cách tiếp thu và tự hiểu ngôn ngữ của con người.

Theo đó, đã có nhiều cuộc thảo luận sôi nổi về vai trò của ChatGPT trong các lĩnh vực khác nhau với các vấn đề như: ChatGPT có thể làm những công việc gì trong một lĩnh vực cụ thể và có thể thay thế ai? Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, ChatGPT có nhiều tiềm năng thực hiện các công việc với yêu cầu đặc biệt. Trong tương lai gần, ChatGPT có thể sẽ thay thế những công việc đặc biệt ít phụ thuộc vào quá trình giao tiếp và sáng tạo hơn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đồng thời sẽ có tác động mạnh mẽ đến những công việc còn lại. Về lâu dài, khi khả năng tư duy và sáng tạo của ChatGPT tiếp tục phát triển, công cụ này sẽ có thể đảm nhiệm những công việc đòi hỏi yêu cầu cao hơn.

Tiềm năng của ChatGPT trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Chức năng của ChatGPT

Đối với những người dùng mới sử dụng Chat GPT, họ có thể cảm thấy công cụ này chỉ là một chatbot đơn giản khi họ chỉ nhìn thấy thanh nhập câu hỏi đơn giản sau khi đăng nhập vào ChatGPT. Ngược lại, ChatGPT là một AI đàm thoại dựa trên mô hình ngôn ngữ GPT-3. Công cụ này có thể tự học ngữ pháp, ngữ nghĩa và logic và đưa ra câu trả lời thông minh theo các câu hỏi của người sử dụng. Không chỉ “trò chuyện” với người sử dụng, ChatGPT còn có thể giúp người sử dụng thực hiện nhiều công việc với mô hình thuật toán hiện đại và dữ liệu đào tạo khổng lồ.

ChatGPT hay Chat Generative Pre-training Transformer, là một mạng thần kinh nhân tạo đặc biệt được đào tạo trước với cơ sở dữ liệu khổng lồ. Theo thông tin công khai, dung lượng dữ liệu được sử dụng để đào tạo trước cho GPT-3 đã đạt tới 45TB (con số này lớn hơn nhiều với GPT-4) bao gồm số lượng các lớn văn bản như sách, bài báo, bản tin, bài đăng trên mạng xã hội…

Sáng tạo nội dung

Không giống như các chatbot truyền thống, ChatGPT có thể tự sáng tạo ra các nội dung mới, là một loại AGI (Trí tuệ nhân tạo tổng hợp. Công cụ này có thể tự học cách tạo ra văn bản mạch lạc bằng cách bắt chước cấu trúc văn bản và mẫu ngôn ngữ trong dữ liệu đào tạo. ChatGPT không phải là phiên bản nâng cao của công cụ tìm kiếm với tốc độ tính toán cực cao để tìm nội dung liên quan đến thông tin đầu vào. Thay vào đó, ChatGPT có thể tự tạo ra nội dung dựa trên kiến thức mà công cụ này đã học được từ dữ liệu đào tạo.

Nhờ có 175 tỷ tham số và đào tạo sâu về mô hình GPT-3 của OpenAI và 1 nghìn tỷ tham số của mô hình GPT-4, công cụ này có thể tạo ra nhiều loại nội dung khác nhau, chẳng hạn như tài liệu quảng cáo, tài liệu pháp lý hay thậm chí hỗ trợ việc viết một bài báo hoặc một báo cáo dài dựa trên các yêu cầu đơn giản. Rất khó để phân biệt những sản phẩm do công cụ này tạo ra so với các sản phẩm của con người.

ChatGPT là mô hình xử lý ngôn ngữ có thể nhận dạng, hiểu các cấu trúc ngôn ngữ phức tạp, và tóm tắt chúng. Ví dụ: khi được cung cấp nội dung đầu vào là yêu cầu liên quan đến công nghệ mới trong sáng chế, ChatGPT có thể nhanh chóng tóm tắt các yêu cầu bảo hộ chính của sáng chế. Khả năng tóm tắt là một kỹ năng quan trọng đối với những chuyên viên hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, khi soạn thảo các yêu cầu bảo hộ và phản hồi các thông báo của Văn phòng SHTT.

Khả năng xử lý không chỉ giới hạn ở văn bản

Bên cạnh các chức năng liên quan đến văn bản của ChatGPT, ChatGPT cũng có thể thực hiện một số công việc trong quá trình sản xuất âm nhạc và video. ChatGPT có thể tạo ra các đoạn mã hoặc tập lệnh, sau đó, chúng có thể được sử dụng để tạo ra các hình ảnh và video tương ứng bằng các công cụ phần mềm chuyên nghiệp (chẳng hạn như CAD, Midjourney, Synthesia, Veed.io). So với ChatGPT 3.5, ChatGPT 4 mới nhất sở hữu khả năng xử lý nội dung đa phương tiện và có thể chỉnh sửa cũng như tạo ra hình ảnh mới (tính năng này vẫn đang được phát triển).

Việc soạn thảo các tài liệu liên quan đến đơn đăng ký sáng chế và trả lời các yêu cầu của Văn phòng SHTT là nhiệm vụ chính của luật sư bằng sáng chế. Mặc dù tóm tắt và trả lời các câu hỏi là nhiệm vụ chính của ChatGPT, nhưng ChatGPT khó có thể thay thế vị trí của một chuyên viên sáng chế do những rủi ro về tính bảo mật và yêu cầu giao tiếp với các nhà sáng chế. Tuy nhiên, công cụ này sẽ có thể hỗ trợ các chuyên viên sáng chế thực hiện rất nhiều công việc. ChatGPT có thể giúp các chuyên viên sáng chế hiểu các giải pháp kỹ thuật và tình trạng kỹ thuật của sáng chế, đồng thời cung cấp các ý tưởng để soạn thảo tài liệu trong đơn đăng ký sáng chế và phản hồi các yêu cầu của văn phòng SHTT trong quá trình thẩm định đơn đăng ký sáng chế. Do các hạn chế về bảo mật, việc sử dụng ChatGPT để trực tiếp soạn thảo các tài liệu trong đơn đăng ký bằng sáng chế là không khả thi, nhưng ChatGPT có thể hỗ trợ tạo các mẫu yêu cầu bảo hộ cũng như các nội dung khác trong đơn đăng ký sáng chế.