Câu chuyện muôn thuở

Vấn đề vi phạm bản quyền trên nền tảng mạng xã hội Facebook không còn là quá mới. Việc vi phạm bản quyền không chỉ giới hạn ở nội dung tin tức truyền thông mà còn rất nhiều nội dung khác như phần mềm và các dịch vụ. Người dùng có thể bắt gặp hàng loạt nội dung vi phạm bản quyền như chia sẻ ứng dụng crack; game crack; key bản quyền “lụi” hay phim ảnh khi dạo quanh trên các trang (page) hay các nhóm (group).

Đối mặt với vấn đề này, Facebook đã đưa ra những quy tắc chặt chẽ hơn về bản quyền. Các nội dung vi phạm được chia sẻ trên các fanpage đều “bay màu” ngay sau khi chia sẻ. Đây có thể nói là một giải pháp hiệu quả của Facebook. Tuy nhiên, các hoạt động vi phạm bản quyền còn diễn ra rầm rộ hơn trong các group. Phần lớn các nội dung này được tải lên các trang chia sẻ như Fshare, Google Drive. Sau đó chúng được dẫn liên kết trong group để ai cũng có thể tải về nhanh chóng. Cho đến nay, mặc dù tồn tại rất nhiều group chia sẻ các nội dung vi phạm bản quyền tuy nhiên Facebook vẫn hoàn toàn chưa có động thái nào để xử lý các group dạng này.

Facebook "bó tay” trước các nhóm chia sẻ phim lậu?
Facebook đang thật sự “đau đầu” với các nhóm chia sẻ phim lậu. Ảnh: 24h

Không phải ai cũng lách luật nghệ thuật như dân ta

Như đã nói ở trên, việc chia sẻ các nội dung vi phạm bản quyền thường xuất hiện trên các page. Khi mà các điều khoản của Facebook trở nên gắt gao; các nội dung trên các page dễ bị xóa hơn thì người dùng lại chuyển sang chia sẻ trên các group (kín). Tuy nhiên, cả hai nền tảng này đều “dễ dàng” bị Facebook hỏi thăm. Cụ thể là những thông tin vi phạm bản quyền sẽ bị sàng lọc. Nặng nề hơn là dẫn đến việc page hay group bị xóa vĩnh viễn.

Trong cái khó ló cái khôn. Một phương pháp lách luật khác không chỉ Facebook phải đối mặt mà còn khiến ông lớn Youtube cũng nhức đầu không kém, đó là vấn đề bản quyền video. Đặc biệt là video phát trực tiếp (live stream). Điều này diễn ra khi mỗi mùa giải bóng đá đến. Các nhà đài và các nền tảng xã hội lại rơi và trầm cảm trong việc hàng loạt page mọc lên và nghiễm nhiên phát trực tiếp các trận bóng hấp dẫn, kịch tính. Các tài khoản thu hút được số lượng người xem lớn. Nó có thể lên đến từ trăm đến chục nghìn người xem. Bởi tại đây, họ không hề phải trả tiền bản quyền.

Lỗ hổng trong việc quản lý vi phạm bản quyền

Cơ chế xử lý vi phạm bản quyền của các trang Facebook và YouTube chủ yếu là từ báo cáo vi phạm và rà soát tự động bằng các thuật toán. Đó là trí thông minh nhân tạo (AI). Do đó, hầu như chỉ phát hiện những nội dung vi phạm giống hoàn toàn so với nội dung gốc. Tuy nhiên người dùng Việt Nam lại quá “mánh khoé” khi có nhiều chiêu trò để lách luật. Ví dụ như dùng tính năng live streaming facebook, hoặc thu nhỏ màn hình,… Dạng “lách” này cho đến nay gần như mọi nền tảng đều không thể nào xử lý triệt để được.

Một ví dụ điển hình đó là giải bóng đá ASIAD 2018, các tài khoản thường xuyên livestream các trận đấu trực tiếp. Mặc dù thuật toán của Facebook đã xử lý rất nhiều kênh nhưng không cách nào “quét” hết được. Theo Đài VTC, từ ngày 22 đến 26/8/2018, Đài đã xử lý ngăn chặn gần 100 link vi phạm trên hai mạng xã hội Facebook và YouTube. Trong đó, phát hiện và báo cáo vi phạm của 21 trang web lậu vi phạm bản quyền.

Đỉnh điểm là vào ngày 29/8/2018; trong trận bán kết giữa Olympic Việt Nam và Olympic Hàn Quốc thì tình trạng livestream thật sự bùng phát. Nhóm rà soát bản quyền đã phát hiện gần 2.000 link vi phạm. Trong đó chủ yếu là trên Facebook. Dù số lượng vi phạm trên YouTube tuy có ít hơn nhưng cũng ở con số vài trăm tài khoản.

Bài toán nhức nhối không của riêng ai

Không chỉ Facebook mà còn hàng loạt các nền tảng xã hội khác tại Việt Nam đang gặp vấn nạn trên. Các trang web, các kênh công chiếu nội dung chưa được đăng ký bản quyền sẵn sàng lập lại kênh khi bị “hỏi thăm” và cho “đóng cửa”. Đặc biệt khi mà người dùng tích cực lợi dụng các lỗ hổng trong các quy định hay điều khoản sử dụng. Bên cạnh đó, việc Facebook tồn tại rất nhiều tại khoản ảo; thiếu “định danh”. Điều này dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý, rà soát. Hiện nay, ngoài Việt Nam rất nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang phải đối mặt với vấn đề vi phạm bản quyền trên mạng xã hội.

-Vicma-