Mặc dù bản quyền tại Việt Nam được bảo hộ tự động, tuy nhiên việc đăng ký bản quyền mang lại nhiều lợi ích khác nhau. Một vấn đề đặt ra là thủ tục đăng ký bản quyền như thế nào để mang lại lợi ích lớn nhất cho người tác giả và chủ sở hữu. Dưới đây là hướng dẫn đắng bản quyền logo, tác phẩm viết, bài hát, đăng ký bản quyền phần mềm và tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
Bản quyền được tự động được bảo hộ kể từ ngày được thể hiện dưới một dạng nhất định. Ví dụ như Bài hát được ghi trên giấy, bức tranh được vẽ trên tường. Vì vậy, bản quyền không cần phải đăng ký mới được bảo hộ.
Mặc dù việc đăng ký bản quyền là không bắt buộc và bản quyền được tự động bảo hộ, tuy nhiên, việc đăng ký sẽ mang lại nhiều lợi ích cho tác giả, chủ sở hữu. Cụ thể bao gồm những lợi ích sau:
+ Quyền chứng minh là chủ sở hữu trong trường hợp có tranh chấp: trong trường hợp có tranh chấp thì bên đăng ký bản quyền sẽ không phải đi chứng mình quyền của mình. Thay vào đó, nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên không đăng ký bản quyền.
+ Dùng làm bằng chứng trong các giao dịch dân dự, triển lãi hoặc chứng minh quyền với một bên khác.
Tài liệu và thủ tục cần thiết để đăng ký bản quyền của từng đối tượng nói trên như sau:
1. Đăng ký bản quyền phần mềm tại Việt Nam
Phần mềm tại Việt Nam được bảo hộ dưới dạng bản quyền, không giống như sáng chế tại một số quốc gia. + Tài liệu cần thiết để bảo vệ bản quyền phần mềm tại Việt Nam:Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (áp dụng nếu người nộp đơn là pháp nhân)
Chứng minh nhân dân (áp dụng nếu người nộp đơn là cá nhân)
Giấy ủy quyền
Tuyên bố sở hữu của phần mềm này
Bản cam kết
Bản Mô tả phần mềm
Đĩa phần mềm
+ Thời gian để có được cấp giấy chứng nhận bản quyền phần mềm: 10-15 ngày.
2. Đăng ký bản quyền tác phẩm viết tại Việt Nam
+ Tài liệu cần thiết:
Giấy ủy quyền
Tuyên bố quyền sở hữu
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (áp dụng nếu người nộp đơn là pháp nhân)
Chứng minh nhân dân (áp dụng nếu người nộp đơn là cá nhân)
Mô tả tác phẩm
Bản cam kết
+ Thời gian cấp giấy chứng nhận bản quyền tác phẩm: 10-15 ngày
3. Đăng ký bản quyền tác phẩm nghệ thuật tại Việt Nam
+ Tài liệu cần thiết:
Giấy ủy quyền
Tuyên bố quyền sở hữu của tác phẩm
Mô tả tác phẩm
Bản cam kết
Chứng minh nhân dân (áp dụng nếu người nộp đơn là cá nhân)
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (áp dụng nếu người nộp đơn là pháp nhân)
+ Thời gian để có được giấy chứng nhận bản quyền tác phẩm nghệ thuật: 10-15 ngày.
Tuỳ thuộc vào hình thức đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng (logo, bức tranh) hay đăng ký bản quyền tác phẩm viết sẽ có phí khác nhau.
Mức thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận được quy định cụ thể tại Thông tư 211/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
Ngoài ra, trường hợp tác giả, chủ sở hữu thuê Công ty sở hữu trí tuệ tiến hành nộp đơn đăng ký bản quyền thì sẽ phải thanh toán thêm phí dịch vụ cho việc thuê này.
Những tác phẩm dưới đây sẽ được cấp bản quyền tác giả tại Việt Nam:
+ Bản quyền tác phẩm viết
+ Bản quyền bài hát
+ Bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng như logo (logo cũng có thể được đăng ký nhãn hiệu), bức tranh
+ Bản quyền phần mềm
+ Bản quyền tác phẩm kiến trúc
Cơ quan quản lý bản quyền là Cục bản quyền tác giả (COV). Vì vậy, để được cấp giấy chứng nhận đăn ký quyền tác giả thì chủ đơn cần tiến hành nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả.
Download Mẫu tờ khai đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan
Bản quyền được tự động bảo hộ tại tất cả các nước là thành viên của công ước Berne. Vì dụ một bài hát được sáng tác tại Việt Nam thì không chỉ được bảo hộ tại Việt Nam mà còn được tự động bảo hộ tại tất cả các nước còn lại của thành viên công bước Berne như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Có 02 trường hợp như dưới đây:
4.1 Trường hợp cấp lại, đổi Giấy chứng nhận
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có nhu cầu xin cấp lại hoặc đổi Giấy chứng nhận thì nộp đơn nêu rõ lý do và nộp 01 hồ sơ theo quy định tại Điều 50 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Cục Bản quyền tác giả cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp Giấy chứng nhận bị mất; đổi Giấy chứng nhận trong trường hợp bị rách nát, hư hỏng hoặc thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan;
4.2 Trường hợp hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận
Trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã đăng ký không thuộc đối tượng bảo hộ thì Cục Bản quyền tác giả hủy bỏ hiệu lực các Giấy chứng nhận đã cấp.
Tổ chức, cá nhân phát hiện việc cấp Giấy chứng nhận trái với quy định của Luật này thì có quyền yêu cầu Cục Bản quyền tác giả hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận.
Tác giả có thể gửi câu hỏi về địa chỉ dưới đây để được tư vấn thủ tục đăng ký bản quyền quyền tác giả, quyền liên quan: