IPOPHL hợp tác với LESP

Vào ngày 26 tháng 11 năm 2020, Cơ quan sở hữu trí tuệ Philippines (IPOPHL) đã ký một biên bản thỏa thuận (MOA) với Ủy ban Quản lý Cấp phép Philippines (LESP) nhằm mục đích quảng bá hoạt động cấp phép sở hữu trí tuệ (IP).

LESP là một phiên bản thu nhỏ của Ủy ban Quản lý Cấp phép Quốc tế (LESI). Đây là một liên đoàn toàn cầu với 33 cộng đồng trong khu vực và quốc tế có kiến thức chuyên sâu liên quan đến việc cấp phép, chuyển giao và phát triển công nghệ, bảo vệ và định giá SHTT, công nghệ thông tin, thương mại điện tử, nhượng quyền và phân phối,….

Hợp tác cùng phát triển

Theo biên bản thỏa thuận, IPOPHL và LESP sẽ cùng tổ chức một chương trình cấp chứng chỉ. Chương trình này sẽ tập trung vào các kiến thức cao cấp về cấp phép sở hữu trí tuệ tại Philippines. Mục tiêu của chương trình là giúp các nhà phát minh – nhà đầu tư đối tác tạo ra một thỏa thuận cấp phép đôi bên cùng có lợi.

Ủy ban Quản lý Cấp phép Philippines (LESP). Ảnh: lesp

LESP cũng cam kết hỗ trợ cho các sáng kiến ​​của IPOPHL với việc xuất bản một dự án tạp chí về chủ đề IP thường ngày. Dự án sẽ tập trung vào các sáng kiến ​​nghiên cứu về lĩnh vực SHTT và sáng tạo; đồng thời thúc đẩy lĩnh vực SHTT trong và ngoài khu vực.

Ngoài ra, LESP có thể vận dụng các mối quan hệ hợp tác ở nước ngoài thông qua LESI nhằm giúp IPOPHL mở rộng kết nối, tạo quan hệ với các đồng nghiệp của mình trong cộng đồng quốc tế.

Ý kiến chuyên gia

Tổng giám đốc IPOPHL – ông Rowel S. Barba nói: “Chúng tôi tin rằng việc hợp tác giữa IPOPHL và LESP sẽ góp phần thắt chặt mối quan hệ giữa 2 tổ chức. Nguồn lãi đối ứng mà chúng ta có thể có được ở cả 2 đầu sẽ có tác động mạnh, mang lại lợi ích cho người dân trên khắp lãnh thổ Philippines và thậm chí trên toàn thế giới.”

Về phần mình, Giám đốc Hội đồng quản trị LESP – Patricia A.O. Bunye nói rằng thông qua việc hợp tác và hỗ trợ IPOPHL, “LESP không chỉ thúc đẩy hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực SHTT, mà tổ chức còn góp phần tạo nên một chương trình phát triển quốc gia lớn hơn thông qua SHTT.”

Lợi ích của việc cấp phép SHTT

Thông qua thỏa thuận cấp phép, chủ sở hữu quyền SHTT có thể cho phép một bên khác sử dụng, sản xuất hoặc phân phối tài sản trí tuệ của mình mà không vi phạm quyền SHTT của chủ sở hữu.

Cấp phép là một chiến lược đầy hứa hẹn với mục đích mở rộng phạm vi tiếp thị của các tài sản trí tuệ (chẳng hạn như thương hiệu, giải pháp công nghệ hoặc nội dung sáng tạo). Việc cấp phép cho một bên khác sẽ giúp các sản phẩm có đăng ký bản quyền có thể kết nối đến nhiều người dùng hơn. Đồng thời, chủ sở hữu và bên được cấp phép đều có thể song song đạt được lợi ích.

Cụ thể, việc cấp phép sẽ bổ sung thêm các dòng doanh thu mà chủ sở hữu tài sản trí tuệ có thể được hưởng. Vì chủ sở hữu tài sản trí tuệ có thể kiếm được tiền bản quyền khi bên được cấp phép bán hàng mà không phải đầu tư một đồng nào. Điều này là do bên được cấp phép thường sẽ phải gánh vác mọi chi phí, từ sản xuất đến phân phối và tiếp thị.

Tương lai của SHTT

Ông Rowel S. Barba nói thêm: “Thông qua việc cấp phép sở hữu trí tuệ, chúng tôi có thể phát triển thêm nhiều bằng sáng chế, xây dựng các nhãn hiệu tốt hơn và biến các tác phẩm SHTT trở thành biểu tượng văn hóa. Nỗ lực đưa việc cấp phép SHTT vào hoạt động sẽ cho phép các đồng nghiệp của chúng tôi nhìn thấy tiềm năng lớn hơn trong việc tạo ra các tài sản trí tuệ. Và ngược lại, việc này sẽ thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo – thứ vốn là yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.”

-Monster Hunter-