Các loại hình chỉnh sửa và thay đổi nội dung hình ảnh gần đây đã phát triển tương đối mạnh và phổ biến. Đáng kể nhất ở đây có thể là thủ thuật deepfake. Thủ thuật này cho phép thay đổi gương mặt trong các hình ảnh một cách gần như “hoàn hảo”.

Mới đây, Facebook đã phát triển thành công AI có khả năng nhận dạng, truy xuất nguồn gốc các bức ảnh được chỉnh sửa qua tay deepfake.

Deepfake là gì?

Cái tên deepfake là một cái tên được kết hợp từ “deep learning” và “fake”. Bản thân đây là một phần mềm AI đã được nghiên cứu dựa trên công nghệ học máy và trí tuệ nhân tạo. Các tính toán của deepfake cho phép nó tự tính toán đặc điểm tương đồng giữa 2 đối tượng được giao cho; từ đó deepfake có thể “phẩu thuật thẩm mỹ” cho bức ảnh ban đầu.

Deepfake nổi trội hơn các loại AI tương tự khác ở khả năng thay đổi gương mặt của người trong ảnh. Kỹ thuật này còn thậm chí được sử dụng trong cả video, và nhiều người sẽ khó mà biết được video đã bị deepfake sửa như thế nào.

Khủng hoảng Tiktok: Tom Cruise giả mạo xuất hiện trên TikTok - Công nghệ
Tom Cruise “phake” và Tom Cruise Auth.

Chính vì khả năng thay gương đổi mặt mạnh cỡ vậy, deepfake vô tình là công cụ tiếp tay cho hàng loạt các vụ lừa đảo, tin tặc và thậm chí là tống tiền. Điều này khiến deepfake bị hạn chế dùng bởi không chỉ chính phủ mà cả những nhà phát triển trong ngành.

AI mới khắc chế deepfake

Với sự cộng tác từ Facebook, hai nhà khoa học Tal Hassner và Xi Yin đã phối hợp với đại học Michigan (Mỹ) tạo ra AI mới khắc chế deepfake.

Tuy deepfake làm giả một cách gần như hoàn hảo, nó vẫn có những lỗ hỏng. AI mới này khai thác các điểm mà deepfake chưa làm “mượt” được. Lợ dụng các sơ hở này, AI có thể “lật” lại các khu vực bị chỉnh sửa, cho phép truy xuất kết quả gốc ban đầu.

Các nhà khoa học khẳng định phương pháp này cho phép truy xuất kết quả trong thế giới thực. Họ cũng nhận định rằng một phương pháp “kháng” deepfake có thể là một hướng nghiên cứu trong tương lai.

Trước đó, vào cuối năm 2020, Microsoft đã công bố phần mềm cho phép phát hiện các “tác phẩm” qua tay deepfake. Phần mềm mang tên Authenticator của hãng được ra mắt trong thời điểm bầu cử tổng thống Mỹ.

Nghe thì có vẻ hứa hẹn, nhưng liệu nếu trên mạng chỉ có nội dung đã qua chỉnh sửa, thì AI này có hoạt động không? Tuy được khẳng định chắc nịch như vậy nhưng có lẽ ta cần chờ kết quả công bố thực sự ra sao đã.