Sách nói là một khái niệm không còn mới lạ trong cộng đồng độc giả. Tuy nhiên, bên cạnh hành vi buốn bán sách in lậu, sách nói cũng đang là một phương tiện để nhiều đối tượng lợi dụng vi phạm bản quyền, thu lợi bất chính.

Sơ lược về sách nói

Sách nói, hay Audio Book, là một phương thức phổ biến cho cách đọc sách ngày nay. Giống như tên gọi của nó, sách nói thực chất là sách trong dạng âm thanh, người dùng thay vì đọc tiếp cận bằng thị giác thì sẽ nghe qua đường thính giác.

Loại hình này vô cùng tiện lợi cho nhiều đối tượng; ví dụ như những người muốn vừa được “đọc” sách vừa làm việc, họ có thể vừa làm việc vặt vừa nghe sách; hoặc đơn cử là người không có sở thích đọc sách nhưng muốn tiếp thu kiến thức mới. Bên cạnh đó, sách nói cũng là một hình thức vô cùng hữu hiệu để phối hợp giáo dục toàn diện cho trẻ nhỏ, với những trẻ hiếu động không muốn đọc sách vở; sách nói cũng là một phương tiện tốt để những người có khiếm khuyết về thị giác được tiếp cận với kiến thức sách vở.

Tuy nhiên, loại hình này đang trở thành một cách kiếm chắc bất chính tại Việt Nam.

Vấn đề bản quyền của sách nói

Sách nói: Lợi dụng để vi phạm bản quyền
Sách nói: Lợi dụng để vi phạm bản quyền

Trên thực tế, sản xuất sách nói chỉ đơn giản là chuyển thể dạng văn bản lên dạng âm thanh, nên phiên bản sách nói được quy định tương đương với loại hình chuyển thể trong luật sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên việc xâm phạm bản quyền sách nói song song với sách lậu đang là một vấn nạn bản quyền vô cùng lớn tại Việt Nam.

Chỉ cần tìm kiếm từ khóa “sách nói”, sẽ có hàng trăm nghìn kết quả trả về. Đáng nói là các trang web, mạng xã hội bán sách nói một cách công khai đều không hề trả lấy một đồng bản quyền cho tác giả, nhà xuất bản. Các đơn vị buôn sách nói này kinh doanh các ấn phẩm bán chạy nhất từ các đơn vị làm sách lớn như Nxb Trẻ, Nhi Đồng, Alpha Books,…

Lỗ hổng quản lý bản quyền

Để sản xuất ra một cuốn sách nói, thực sự nói là không khó khăn gì. Người làm chỉ cần ghi âm lại sách và thế là một ấn phẩm ra đời. Với dung lượng cũng không hề cao, một chiếc USB cỡ 500.000 có thể lưu trữ tới 80 cuốn sách nói. Nếu đem 500.000 để mua được 80 đầu sách, thì mua sách lậu chưa chắc đã nổi, nói huống chi là sách thường. Tiện lợi để sản xuất, lại có khả năng thu lại lời cao mà ít đầu tư, nhiều cá nhân lợi dụng việc sản xuất và buôn sách nói để thu lợi.

Điều vô cùng khó khăn là ngay cả khi bày bán công khai trực tiếp trên Internet, những đối tượng này có những thủ đoạn tinh vi không hề kém những đường dây buôn lậu to, gây khó dễ cho các lực lượng chức năng. Thêm vào đó, do khâu sản xuất sách nói yêu cầu ít, chỉ cần máy ghi âm, máy lưu trữ và một bản sách để đọc, nên các lực lượng chức năng cũng rất khó khăn để dò đích danh cơ sở, cá nhân sản xuất các ấn phẩm vi phạm này mà xử lý.

Thủ đoạn tinh vi của sách nói

Các website buôn lậu sách trên thường có thông tin rất mù mờ, và hầu như đều phủ nhận giao hàng trực tiếp. Các trang web này thường lấy lý do cửa hàng đang trong trạng thái sửa chữa để giao hàng trực tuyến; sau đó sẽ giao hàng cho khách qua các công ty vận chuyển.

Chưa kể với loại công nghệ tân tiến về phần mềm máy tính, giờ đây máy tính có thể quét chữ trên trang sách và đọc. Nhờ vào đó, khâu sản xuất sách nói càng nhanh gọn, nhẹ hơn; trong khi công việc kiểm soát các ấn phẩm vi phạm lại càng khó, vì các lực lượng chức năng còn chả thể tra được giọng nói đích để khơp với các nghi phạm.

Thất bại của bản quyền sách nói

Sách nói: Lợi dụng để vi phạm bản quyền
Sách nói bị lợi dụng một cách bất chính tịa Việt Nam.

Thực tế, trước đây Alpha Books từng đi tiên phong trong việc phát hành sách nói. Các ấn phẩm của Alpha Books thường có mức giá rất rẻ, chỉ vài nghìn một lượt nghe, nhưng lại không thành công. Alpha Books không thể cạnh tranh lại được các chỗ làm lậu, rẻ hơn mà lại còn cho phép lưu trữ để nghe lại nhiều lần.

Alpha Books cho biết lượng truy cập sách nói của hãng vô cùng ít. Hãng cũng cho biết hiện trạng vi phạm bản quyền sách trên không gian mạng đang vô cùng phức tạp, khiến cho việc đầu tư sách nói không phải một bước đi lý tưởng.

Vi phạm bản quyền sách không phải một vấn đề mới lạ tại Việt Nam. Điều quan trọng là phải nâng cao nhận thức và trình độ của người đọc. Nhờ vào đó mới nâng cao được ý thức của người đọc về vấn đề bản quyền, dẫn đến việc tôn trọng các quyền của nhà xuất bản, tác giả,….