Trong một quyết định gần đây của Cơ quan đăng ký nhãn hiệu về vụ kiện giữa Long Way Home Holdings Pty Ltd và Saroo Brierly Enterprises Pty Ltd [2020] ATMO 109, vấn đề liệu tên phim có được coi là một nhãn hiệu hay không một lần nữa được đưa ra thảo luận.

Tiêu đề bộ phim LION có được coi là một nhãn hiệu?

Quyết định này liên quan đến bộ phim Lion, dựa trên câu chuyện có thật của một thanh niên Ấn Độ, Saroo Brierly, lớn lên tại Úc. Lúc năm tuổi, anh đã mất liên lạc với gia đình minh tại Ấn Độ khi ở ga xe lửa chờ anh trai – người không bao giờ trở lại. Sau ba tuần một mình tại Calcutta, anh được đưa vào trại trẻ mồ côi và được một gia đình người Úc nhận nuôi. Anh đã dành 25 năm tiếp theo sống ở Tasmania, Australia. Luôn mang trong mình khao khát tìm lại gia đình đã thất lạc ở Ấn Độ và với quyết tâm cháy bỏng trong tim, cuối cùng anh đã được đoàn tụ lại với gia đình và phát hiện ra rằng tên thật của anh là Sheru, có nghĩa là Sư tử (Lion)

Tiêu đề của một bộ phim có thể được coi là nhãn hiệu hay không?

Cuốn sách A Long Way Home đã nhận được sự hoan nghênh rộng rãi và một bộ phim chuyển thể có tên Lion, sau đó đã được sản xuất. Phim có sự tham gia của hai diễn viên Dev Patel và Nicole Kidman và đã được đề cử cho sáu giải Oscar.

Cuốn sách được viết bởi tác giả Brierly, cùng ban biên tập. Ông đã cấp phép bản quyền làm phim, nhưng vẫn giữ bản quyền âm nhạc và sân khấu nhạc kịch.

Chủ sở hữu bản quyền phim được cấp phép, See Saw Films Pty Ltd (“See-Saw”) muốn sản xuất một chương trình sân khấu, nhưng không được cấp quyền bởi ông Brierly, người đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho LION liên quan đến phạm vi dịch vụ sân khấu và âm nhạc trong Nhóm 41. Long Way Home Holdings Pty Ltd (“LWHH”), một công ty con của See-Saw sau đó đã phản đối đơn đăng ký đó.

Theo đó, See-Saw đã quyết định đổi tên phim từ A Long Way Home thành Lion, nhưng ông Brierly không tán thành cái tên này.

Một viên chức điều trần nhận thấy rằng LWHH không có bất kỳ cơ sở chính đáng nào để phản đối việc chấp nhận đơn của ông Brierly vì việc sử dụng Lion làm tên phim không được coi như việc sử dụng như một nhãn hiệu.

Về vấn đề xa hơn là chúng ta không biết rằng liệu đơn của ông Brierley có được nộp với mục đích xấu hay không, vì nó được nộp vào thời điểm ông đang đàm phán với LWHH về quyền sân khấu. Viên chức Điều trần đã quyết định:

Ông Brierley có quyền đối với câu chuyện có trong cuốn sách đó mà ông có thể chọn cấp phép cho người khác hoặc không, tùy theo ý ông. Ông Brierley đã chọn trao quyền cho See-Saw để sản xuất một bộ phim dựa trên câu chuyện trong câu chuyện của ông. Một bộ phim đã được thực hiện và được đặt tên là LION — đây không phải là một cái tên ngẫu nhiên mà nó có ý nghĩa tương đương với cái tên đầu tiên. Việc ông Brierley quyết định chọn tiêu đề đó cho phim hoặc có hài lòng với tiêu đề đó hay không là điều không quan trọng ở đây. See-Saw đã gợi ý với ông Brierley để dàn dựng một chương trình sân khấu dựa trên cuốn hồi ký của ông. Việc ông Brierley có thể đã nhận thấy thị giá của nhãn hiệu và / hoặc tìm cách, thông qua Người nộp đơn, để cải thiện vị thế thương lượng của mình trong các cuộc đàm phán về các quyền mà ông sở hữu bằng cách đăng ký LION như một nhãn hiệu có vẻ là một điều hiển nhiên, chứ không phải là hành vi coi là không có đạo đức, lừa lọc hoặc vô lương tâm. Đặc biêt, tôi cũng nhận ra trong các phát hiện của mình rằng bên phản đối đã không sử dụng LION làm nhãn hiệu tại bất kỳ thời điểm nào.

Các trường hợp khác liên quan đến Tiêu đề phim

Bề ngoài, tên phim có vẻ giống như nhãn hiệu. Chúng là tên được sử dụng để xác định một sản phẩm cụ thể. Tuy nhiên, về bản chất và chức năng, các loại tiêu đề cũng có sự khác nhau đáng kể.

Trong một số trường hợp, tên phim được lấy trực tiếp từ một ấn phẩm trước đó. Trong những trường hợp khác, tên phim mô tả trực tiếp nội dung của bộ phim. Trong vài trường hợp khác, tên phim gần như chỉ mang tính gợi ý. Chức năng của tiêu đề cũng khác nhau ở một mức độ tùy thuộc vào việc tác phẩm điện ảnh là phim nhiều tập hay phim lẻ.

Có rất ít quyết định pháp lý ở Australia về vấn đề này. Hai quyết định nổi bật nhất liên quan đến Hunchback of Notre Dame của Disney [1] và một chương trình truyền hình có tên Discover Downunder. [2]

Trong trường hợp liên quan đến Hunchback of Notre Dame của Disney, người ta cáo buộc rằng việc Disney đề xuất sử dụng Hunchback of Notre Dame để sản xuất vở nhạc kịch là vi phạm bảo hộ nhãn hiệu đăng ký của Hunchback of Notre Dame. Đúng như dự đoán, Tòa án nhận thấy rằng từ “Disney’s” đóng vai trò là một nhãn hiệu nhưng “Hunchback of Notre Dame” chỉ đơn giản được dùng để mô tả một vở nhạc kịch dựa trên cuốn sách thường được gọi là Hunchback of Notre Dame. Do đó, trường hợp này không được coi là vi phạm.