Theo từ điển Merriam Webster, Crowdsourcing hiện có thể được định nghĩa là “hoạt động thu thập các dịch vụ, ý tưởng hoặc nội dung cần thiết bằng cách tiếp thu ý kiến của một nhóm đông người, và đặc biệt là từ cộng đồng trực tuyến thay vì từ các nhân viên hay nhà cung cấp truyền thống”. Tuy nhiên, bản thân ý tưởng về Crowdsourcing không phải là mới và đã tồn tại từ trước khi Internet xuất hiện. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến Crowdsourcing, giá trị và các rủi ro của nó trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Tại sao cần sử dụng Crowdsourcing?

Crowdsourcing có tiềm năng mở ra những ý tưởng và khả năng mới bằng cách khai thác những ý tưởng mà nếu không được khai thác thì sẽ không trở thành hiện thực. Về nguyên tắc, Crowdsourcing có thể tạo ra kết quả thông qua tư duy bên ngoài và bằng cách tăng số lượng bộ óc để tìm hiểu, giải quyết một số vấn đề hoặc thách thức cụ thể.

Một số ví dụ về Crowdsourcing

Chiến lược Crowdsourcing được sử dụng trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật và phi kỹ thuật.

Một ví dụ về Crowdsourcing đi trước kỉ nguyên Internet là thiết kế của Nhà hát Opera Sydney. Địa danh mang tính biểu tượng này được kiến ​​trúc sư người Đan Mạch, Jørn Utzon, thiết kế và đã được lựa chọn trong một cuộc thi quốc tế vào giữa những năm 1950.

Một ví dụ về trang web cung cấp dịch vụ Crowdsourcing dựa trên nền tảng Internet, chính là Lego Ideas Platform. Nền tảng này được sử dụng như một cộng đồng nơi mà người hâm mộ có thể chia sẻ những sáng tạo Lego của riêng họ. Những ý tưởng phổ biến nhất được đánh giá để có tiềm năng sản xuất thành những bộ Lego mới để bán cho công chúng.

Ngày nay, nhiều nền tảng cung cấp dịch vụ cộng đồng trực tuyến khác nhau dành cho logo, tên thương hiệu, hình ảnh, thiết kế lại sản phẩm, giải pháp phần mềm,… Các công ty toàn cầu đang sử dụng nền tảng Crowdsourcing để tìm kiếm những cải tiến mới trong các lĩnh vực bao gồm dược phẩm, công nghệ sạch và kỹ thuật.

Sở hữu trí tuệ có liên quan như thế nào?

Quyền sở hữu trí tuệ tạo ra cơ hội để bảo vệ những đổi mới và sáng tạo có giá trị, và sau đó hiện thực hóa giá trị thông qua các quyền độc quyền với phạm vi và khoảng thời gian xác định. Dưới sự dẫn dắt của các bên thứ ba, quyền sở hữu trí tuệ có thể gây ra rào cản và rủi ro cho những người mới tham gia thị trường. Do đó, cần xem xét những điều quan trọng dưới đây:

  • Luật sáng chế – khi các giải pháp cho các vấn đề kỹ thuật được tìm kiếm thông qua nguồn cung ứng cộng đồng.
  • Luật nhãn hiệu – khi Crowdsourcing được sử dụng để đưa ra tên sản phẩm, logo hoặc nhãn hiệu mới.
  • Luật kiểu dáng công nghiệp – liên quan đến hình thức trực quan của các sản phẩm mới và khác biệt. 
  • Luật bản quyền – liên quan đến các tác phẩm nghệ thuật như bản vẽ và các tác phẩm văn học (bất kỳ văn bản gốc nào).

Quản lý tài sản trí tuệ khi có sự liên quan tới ý tưởng từ Crowdsourcing

Crowdsourcing có thể đặt ra các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Việc sở hữu các quyền đối với tài sản trí tuệ có Crowdsourcing nói chung sẽ không bị điều chỉnh bởi các luật thông thường vì các luật này vốn đều liên quan đến hợp đồng lao động – ngoại trừ trường hợp nếu một công ty thực hiện hoạt động Crowdsourcing nội bộ trong đó chỉ có nhân viên của họ tham gia.

Cần các điều khoản hợp đồng rõ ràng

Do đó, việc lập nên các điều khoản hợp đồng rõ ràng (chẳng hạn như các điều khoản và điều kiện mà người đóng góp phải chủ động thừa nhận) khi giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu và cấp phép/sử dụng tài sản trí tuệ là rất quan trọng, giống như việc hợp tác với bất kỳ nhà thầu/nhà tư vấn bên thứ ba nào. Việc thanh toán cho một giao dịch thành công có thể được sắp xếp khi có sự cân nhắc về việc chuyển nhượng theo thỏa thuận của tất cả các quyền sở hữu trí tuệ có liên quan. Một cơ chế thay thế để chuyển giao hợp pháp chính thức các quyền sở hữu trí tuệ có liên quan là bằng chứng, thứ mà không yêu cầu bất kỳ sự thẩm định nào nhưng vẫn có các yêu cầu khác.

Đảm bảo tính mới

Tính mới và bước sáng tạo là các yêu cầu để đảm bảo việc bảo hộ bằng sáng chế ở Úc cũng như tất cả các khu vực pháp lý khác. Vì vậy, trước khi đơn đăng ký sáng chế được nộp, cần thận trọng để tránh phát hành quá nhiều (hoặc, lý tưởng là bất kỳ) chi tiết nào của một sáng chế (ví dụ: trên trang web xuất bản). Nếu quá nhiều thông tin được tiết lộ, điều này có thể khiến một phát minh không đủ điều kiện để được bảo hộ sáng chế sau này. Điều này cực kỳ quan trọng, đặc biệt là vì một số khu vực pháp lý chính không có thời gian gia hạn (Úc có các điều khoản bảo vệ chống lại việc tự tiết lộ trong một khoảng thời gian nhất định trước ngày nộp đơn đăng ký bằng sáng chế). Về vấn đề này, bạn nên tìm lời khuyên từ những người có chuyên môn trước khi tiết lộ bất kì thông tin nào.

Bảo vệ bí mật thương mại

Ngoài ra, điều quan trọng là phải lưu ý đến các vấn đề về sử dụng bí mật có thể có liên quan đến việc thu lợi thương mại từ một sáng chế trước khi nộp đơn đăng ký sáng chế. Nếu sáng chế đã được khai thác thương mại trước khi nộp đơn đăng ký sáng chế đầu tiên thì bằng sáng chế được nộp sau đó có thể sẽ trở nên không hợp lệ.

Ngoài ra, cần nhớ rằng bất kỳ thông tin nào được tiết lộ trong bối cảnh Crowdsourcing thì đều có sẵn cho các đối thủ cạnh tranh.

Tra cứu

Một giải pháp có nguồn lực từ cộng đồng vẫn cần được kiểm tra thẩm định. Lấy ví dụ như một bằng sáng chế được trao độc quyền để khai thác sáng chế đã được yêu cầu (bao gồm nhưng không giới hạn ở việc nhập khẩu, sử dụng, chế tạo, bán hoặc chào bán sản phẩm đã được cấp bằng sáng chế hoặc sử dụng phương pháp đã được cấp bằng sáng chế) và để ngăn người khác làm như vậy (thông qua thủ tục tòa án). Tuy nhiên, bằng sáng chế không cung cấp cho chủ sở hữu quyền khai thác sáng chế mà không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của các bên khác hoặc không có được bất kỳ phê duyệt quy định cần thiết nào. Do đó, nên thực hiện các cuộc điều tra liên quan để tìm hiểu xem việc khai thác sáng chế có vi phạm bằng sáng chế thuộc về người khác hay không.

Tương tự, nhãn hiệu, thiết kế đã đăng ký và bản quyền cũng mang lại quyền độc quyền, vì vậy cần phải kiểm tra kỹ lưỡng để xác định xem tên hoặc nhãn hiệu, thiết kế hoặc hình thức được đề xuất hay tác phẩm văn học hoặc nghệ thuật liên quan có thể vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện có của người khác hay không. 

Kết luận

Crowdsourcing có khả năng mở khóa những ý tưởng chưa được xem xét trước đây, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là nó sẽ cung cấp giải pháp. 

Chúng tôi khuyên bạn nên đánh giá những lợi ích tiềm năng của Crowdsourcing so với những rủi ro liên quan trước khi tiến hành thực hiện. Sở hữu trí tuệ có thể là nền tảng của một doanh nghiệp, vì vậy điều cực kỳ cần thiết là phải tính đến điều đó khi muốn phát triển một chiến lược kinh doanh. 

Nguồn:Shelston IP Pty Ltd