Để đăng ký nhãn hiệu, các nhãn hiệu bắt buộc phải được phân loại theo danh mục nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu trước khi nộp đơn lên Cục sở hữu trí tuệ. Đây cũng là tiêu chí để xác định chi phí đăng ký nhãn hiệu và phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu.

Nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký nhãn hiệu được dựa trên bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Ni-xơ gồm 83 nước thành viên. Bảng phân loại Ni-xơ được chia thành 45 nhóm cho tất cả sản phẩm và dịch vụ. Theo đó, nhóm về sản phẩm là từ nhóm 2 đến nhóm 34, nhóm về dịch vụ là từ nhóm 35 đến 45 là. Mỗi nhãn hiệu đăng ký đều phải được chỉ định cho ít nhất 1 nhóm hàng hóa/dịch vụ và tối đa là 45 nhóm.

Vai trò của danh mục phân loại nhóm sản phẩm/dịch vụ

1. Xác định chi phí đăng ký nhãn hiệu

Số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ và số lượng sản phẩm/dịch vụ trong mỗi nhóm mà khách hàng muốn đăng ký sẽ quyết định chi phí phải chi trả khi đăng ký nhãn hiệu. Chi phí sẽ càng cao nếu chủ đơn đăng ký nhãn hiệu đăng ký nhiều nhóm, nhiều sản phẩm/ dịch vụ, và ngược lại.

2. Xác định phạm vi bảo hộ nhãn hiệu

Trong phạm vi những nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký và những nhóm liên quan thì nhãn hiệu sẽ được bảo hộ, trừ một số trường hợp đặc biệt như nhãn hiệu nổi tiếng.

3. Xác định khả năng phân biệt của nhãn hiệu

Cơ sở để đánh giá khả năng phân biệt nhãn hiệu, cũng như mức độ xâm phạm khi xảy ra tranh chấp dựa trên danh mục sản phẩm/dịch vụ.

4. Tránh bị Cục sở hữu trí tuệ từ chối thiếu sót

Đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ bị Cục sở hữu trí tuệ từ chối hình thức nếu việc phân loại danh mục sản phẩm/dịch vụ chưa rõ ràng hoặc sai nhóm. Khi đó, người nộp đơn sẽ bị mất phí phân nhóm lại, vừa tốn thời gian vừa tốn chi phí.

Chọn nhóm nào để đăng ký nhãn hiệu thì hợp lý?

1. Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hay dịch vụ

Dựa vào tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, danh mục nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu sẽ được lựa chọn. Để có phạm vi bảo hộ tối ưu, chủ đơn có thể lựa chọn đồng thời cả nhóm sản phẩm và dịch vụ để đăng ký nhãn hiệu. Chủ đơn cần xem xét đăng ký nhãn hiệu cho nhóm sản xuất, từ nhóm 1 đến nhóm 34, nếu doanh nghiệp chuyên về sản xuất. Nếu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, tư vấn, xuất nhập khẩu, đại lý kinh doanh,… thì cần xem xét đăng ký nhãn hiệu cho nhóm dịch vụ nhóm 35 đến nhóm 45 theo bảng phân loại Ni-xơ.

Pepsico Việt Nnam đăng ký nhãn hiệu Aquafina cho Sản phẩm nước uống tinh khiết. Chính vì sáng suốt trong chọn nhóm đăng ký nhãn hiệu, Aquafina được bảo hộ trong phạm vi rộng rãi.

Các doanh nghiệp cùng hoạt động trong một lĩnh vực nhưng có thể danh mục sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu lại khác nhau.

2. Lựa chọn nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

Trước khi đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn cần cân nhắc kỹ danh mục nhóm sản phẩm, dịch vụ để tối ưu hóa phạm vi bảo hộ cũng như tránh gây lãng phí tiền bạc và thời gian. Căn cứ vào thực tế kinh doanh hiện tại, kế hoạch phát triển trong tương lai và ngân sách của mình, bạn có thể lựa chọn đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm, dịch vụ theo thứ tự ưu tiên sau:

  • Thứ nhất: các sản phẩm/dịch vụ đang kinh doanh: Đây được coi là tiêu chí quan trọng nhất và cần thực hiện đăng ký bảo hộ ngay, trước khi thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như các hoạt động quảng bá thương hiệu.
  • Thứ hai: Các sản phẩm/dịch vụ liên quan: Không phải tối quan trọng như các sản phẩm/dịch vụ đang kinh doanh nhưng những nhóm sản phẩm/dịch vụ liên quan sẽ mở rộng phạm vi bảo hộ và tăng giá trị của nhãn hiệu. Bên cạnh đó, việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm/dịch vụ liên quan hỗ trợ doanh nghiệp ngăn chặn từ xa mọi hành vi sao chép, bắt chước hay dọn đường cho các kế hoạch mở rộng sản xuất và kinh doanh của bạn trong tương lai.
  • Thứ ba: Nhóm sản phẩm/dịch vụ dự định cung cấp: doanh nghiệp của bạn có thể sẽ mở rộng phạm vi hoạt động trong tương lai gần hoặc xa, chính vì vậy, để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc quảng bá và phát triển thương hiệu sau này, việc xác định trước để đăng ký nhãn hiệu cũng là cần thiết.

Tuy nhiên, danh mục nhóm đăng ký không nên quá rộng, gồm cả những nhóm không cần thiết gây tốn kém cho phí và thời gian thẩm định.