Chuyển nhượng nhãn hiệu được hiểu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình cho cá nhân hoặc tổ chức khác. Việc chuyển nhượng một nhãn hiệu từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác không chỉ đơn giản là phụ thuộc vào ý chí của các bên thỏa thuận, mà còn có những lưu ý cần xem xét.

Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phụ thuộc vào ý trí của các bên, tuy nhiên hoạt động này vẫn chịu sự quản lý của nhà nước thông qua việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ, về quyền sở hữu công nghiệp.

Chuyển nhượng nhãn hiệu cần lưu ý những gì?

Không phải tất cả nhãn hiệu đã đăng ký với Cục sở hữu trí tuệ thì đều được chuyển nhượng, và không phải tất cả chủ thể đều được nhận hoặc chuyển chuyển nhượng nhãn hiệu.

Việc chuyển nhượng một nhãn hiệu từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác không chỉ đơn giản là phụ thuộc vào ý chí của các bên thỏa thuận, mà còn có những lưu ý cần xem xét.

Do đó, pháp luật Sở hữu trí tuệ đã đưa ra một số quy định về các điều kiện hạn chế đối với quyền chuyển nhượng nhãn hiệu như sau:

  • Nhãn hiệu chuyển nhượng không được chứa dấu hiệu trùng hoặc gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu còn lại của bên chuyển nhượng. Việc này có thể gây nhầm lẫn về đặc tính và nguồn gốc của sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu chuyển nhượng. Do đó, nếu có, toàn bộ nhãn hiệu trùng hoặc tương tự cần phải chuyển nhượng hết cho bên nhận chuyển nhượng.
  • Để tránh khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc và đặc tính của sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu, nhãn hiệu chuyển nhượng không được trùng hay tương tự với tên Thương mại của bên chuyển nhượng. Nếu trường hợp này xảy ra, bên chuyển nhượng cần:

+ Chuyển cho bên nhận toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó;

+ Loại bỏ các ngành nghề kinh doanh liên quan đến các sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu chuyển nhượng. Việc loại bỏ đó phải được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

+ Hoặc bên chuyển nhượng đã giải thể, không còn tồn tại sau khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu;

Trên thực tế, nếu nếu cung cấp được tài liệu chứng minh rằng Bên chuyển nhượng là Công ty mẹ/Công ty góp vốn (chiếm hơn 50% tỉ lệ vốn góp) đối với bên nhận chuyển nhượng, Cục Sở hữu trí tuệ có thể chấp nhận chuyển nhượng nhãn hiệu tương tự với tên Thương mại của Bên chuyển nhượng.

  • Bên cạnh đó, các tên miền, hệ thống cửa hàng gắn nhãn hiệu,… cũng là các hình thức/phương tiện cần đàm phán chuyển nhượng khi chuyển nhượng.
  • Các lưu ý về giá chuyển nhượng đã bao gồm các loại thuế phải nộp cho chính chủ như VAT, thuế thu nhập hay chưa trong quá trình đàm phán chuyển nhượng nhãn hiệu để tránh mâu thuẫn về sau.

Điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu

Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phải đáp ứng điều kiện đó là phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp:

  • Cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ các cấp;
  • Cơ quan Quản lý thị trường các cấp;
  • Cơ quan Hải quan các cấp;
  • Cơ quan Công an các cấp;
  • Ủy ban nhan dân cấp huyện, tỉnh (Điều 200.1 Luật SHTT, Điều 17 Nghị định 106/2006/NĐ-CP)
  • Cục quản lý cạnh tranh.

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu cần phải có những nội dung cơ bản sau:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
  • Căn cứ chuyển nhượng;
  • Giá chuyển nhượng;
  • Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.

Các bên có thể thỏa thuận các điều khoản khác không trái với quy định của pháp luật.