Sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực tương đối đặc thù tại Việt Nam. Tương tự, các tranh chấp về sở hữu trí tuệ cũng sẽ cần những cá nhân tài năng, có kinh nghiệm xử lý các vụ việc phức tạp về sở hữu trí tuệ bao trùm nhiều lĩnh vực nhỏ khác như nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,… Chính vì vậy mà trọng tài là một phương thức xử lý tranh chấp ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam hiện nay với những chuyên gia tài năng giàu kinh nghiệm từ nhiều lĩnh vực.

Tại khu vực Châu Á, Singapore và Hồng Kông là 2 khu vực địa lý nổi bật trong việc xử lý tranh chấp qua trọng tài. Việt Nam cũng đang dần áp dụng phương thức trọng tài trong xử lý tranh chấp về sở hữu trí tuệ, tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập cần cải thiện.

Năm 2019, Quốc hội Singapore thông qua Đạo luật Sở hữu trí tuệ bao gồm điều khoản quy định rằng tất cả các hình thức tranh chấp về sở hữu trí tuệ đều có thể phân xử được ở Singapore thông qua trọng tài. Ở Hồng Kông, Chính phủ cũng thông qua đạo luật tương tự cấp nhiều quyền hơn cho hệ thống trọng tài.

Ưu điểm của trọng tài trong tranh chấp sở hữu trí tuệ

Giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ thông qua trọng tài, các bên liên quan sẽ có khả năng nhận được sự can thiệp, tư vấn, hỗ trợ từ các chuyên gia về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực tư giàu kinh nghiệm chuyên môn so với các thẩm phán với kiến thức và kinh nghiệm chỉ dừng lại ở mức khá do họ còn phải bao trùm nhiều lĩnh vực khác nhau.

Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hồng Kông (HKIAC) đã thành lập nhiều ban chuyên ngành về sở hữu trí tuệ khác nhau với các cá nhân nổi bật về chuyên môn riêng của mình trong sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu hoặc sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp,… do sở hữu trí tuệ bao gồm nhiều lĩnh vực nhỏ.

lựa chọn giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ thông qua trọng tài tại Việt Nam, giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ thông qua trọng tài tại Việt Nam, giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ thông qua trọng tài ,
Lựa chọn giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ thông qua trọng tài tại Việt Nam

Ngoài ra, do bản chất phán quyết từ các tòa án trên nhiều lãnh thổ khác nhau có thể gây nên mâu thuẫn nên phán quyết trọng tài (arbitrary award) với một thủ tục tố tụng duy nhất có khả năng đơn giản hóa vấn đề.

Ưu điểm thứ ba là sự linh hoạt về thông tin, trong đó sự bảo mật đối với thông tin được đề cao. Các bên liên quan trong mâu thuẫn có thể lựa chọn bảo mật hoàn toàn các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp để bảo toàn hình ảnh của mình. Trung tâm trọng tài quốc tế SIAC của Singapore đặc biệt coi trọng vấn đề này và có cơ chế bảo mật đáng tin cậy tầm cỡ thế giới.

Sự phát triển của trọng tài tại Việt Nam

Tuy nhiều ưu điểm nhưng trọng tài cũng có nhiều mặt ‘kém’ hơn so với các hình thức giải quyết khác như hòa giải hoặc tòa án.

Nguyên nhân cơ bản nhất là do trọng tài vẫn chưa có tính cưỡng chế và thực thi cao, yếu hơn so với các quyết định từ tòa án có yêu cầu thực thi, chế tài cao, có tính răn đe mạnh. Ở phía ngược lại, so với hòa giải giải quyết trong hòa bình giữa 2 bên thì trọng tài lại hơi ‘mạnh’.

Qua đó, có thể nói hình thức trọng tài hiện nằm ở giữa trong các phương thức xử lý tranh chấp tại Việt Nam. Khi xét về giải quyết trọng tài trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thì số vụ việc được giải quyết qua trọng tài tại Việt Nam vẫn còn tương đối hạn chế.

Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (Vietnam International Arbitration Centre – VIAC) đã sớm được thành lập vào năm 1993 trên cơ sở hợp nhất Hội đồng Trọng tài Ngoại thương (thành lập năm 1963) và Hội đồng Trọng tài Hàng hải (thành lập năm 1964). 

Trải qua gần ba thập kỷ hình thành và phát triển, VIAC đã phát triển mạnh hơn, có hi vọng trở thành trung tâm trọng tài nổi bật tại Châu Á nếu các ưu điểm về giải quyết tranh chấp qua trọng tài được phổ biến hơn cho cộng đồng.