Thực hiện chính sách khuyến khích tạo ra, khai thác tài sản trí tuệ do nhà nước đầu tư, đề xuất giao quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước cho tổ chức chủ trì nhiệm vụ. Đây là các mục tiêu chính của các đề suất sửa đổi trong dự thảo sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ

Luật SHTT đã phát huy vai trò to lớn trong việc tạo hành lang pháp lý cho hoạt động sáng tạo, xác lập, khai thác, sử dụng và thụ hưởng các đối tượng của quyền SHTT qua thực tiễn hơn 16 năm thi hành.

Luật SHTT đã tạo môi trường lành mạnh cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; nhờ đó, góp phần khuyến khích hoạt động sáng tạo; đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, thu hút đầu tư nước ngoài qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Thêm vào đó, Luật SHTT còn là nền tảng đưa hệ thống bảo hộ SHTT của Việt Nam đạt chuẩn mực theo Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền SHTT (TRIPS) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cũng như đáp ứng các nghĩa vụ theo cam kết của Việt Nam trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới gần đây.

Theo Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN), ông Đinh Hữu Phí cho biết, Việt Nam cần phải thực hiện các nghĩa vụ mà mình cam kết khi gia nhập, trong đó có những nghĩa vụ về SHTT trong bối cảnh xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng thông qua việc gia nhập các điều ước quốc tế, đặc biệt là các hiệp định FTA thế hệ mới. Cục trưởng nhấn mạnh, Luật SHTT cần thiết phải có những sửa đổi phù hợp.

Trước đó, Cục trưởng Đinh Hữu Phí cho biết, mục tiêu của nội dung sửa đổi lần này để thực hiện chính sách “Khuyến khích tạo ra, khai thác và phổ biến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra từ ngân sách Nhà nước” được thể hiện theo 2 phương án cụ thể.

Phương án 1: sửa đổi Điều 86, bổ sung các Điều 86a, 133a, 136a và khoản 6 Điều 139 để quy định cụ thể về việc quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước được trao cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn, đồng thời quy định bảo lưu quyền của Nhà nước trong một số trường hợp cũng như nghĩa vụ của tổ chức chủ trì.

Phương án 2: giữ nguyên quy định pháp luật hiện hành.

Tromg đó, phương án 1 được đưa ra nhằm tạo động lực khuyến khích các đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) đối với phần kết quả nghiên cứu có khả năng bảo hộ SHCN và thúc đẩy thương mại hóa đối tượng quyền SHCN đó; vẫn bảo đảm được sự quản lý của Nhà nước đối với kết quả nghiên cứu KHCN được bảo hộ SHCN có sử dụng ngân sách.

Sau khi tiếp nhận được các ý kiến của Đại biểu quốc hội, cơ quan chủ trì soạn thảo đang tích cực nghiên cứu để giải trình và tiếp thu nhằm hoàn thiện quy định theo phương án 1 được đa số đại biểu quan tâm.

Sửa đổi Luật SHTT nhằm khuyến khích khai thác tài sản trí tuệ do Nhà nước đầu tư (ảnh: ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM)

Theo Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN), ông Đinh Hữu Phí cho biết, nhiều quốc gia đã áp dụng xu hướng trao quyền đăng ký cho tổ chức chủ trì nhiệm vụ KHCN thực hiện bằng ngân sách nhà nước và đã đem lại hiệu quả cao, đặc biệt là tạo thuận lợi và nhanh chóng cho việc thương mại hóa các quyền SHTT.

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều thách thức lớn đói với lớn đối với các nhà khoa học, trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp, trong đó thách thức lơn nhất là năng lực quản trị và thương mại hóa tài sản trí tuệ nói chung và quyền SHTT nói riêng. Mỗi chủ thể với vai trò khác nhau trong từng nhiệm vụ khác nhau sẽ cần có những chiến lược riêng, mà không có một công thức chung.

Tiềm năng trong việc nghiên cứu và tạo ra công nghệ mới trong các trường đại học, viện nghiên cứu

Nếu như phương án mà cơ quan soạn thảo đề xuất được Quốc hội thông qua, theo Ông Phí cho rằng, có thể thấy chính sách này sẽ giúp cho các trường đại học, viện nghiên cứu có thể chủ động trong thương mại hóa tài sản trí tuệ được tạo ra từ các nhiệm vụ KHCN do mình chủ trì thực hiện.

Trước tiên, để tận dụng tối đa chính sách này, các trường đại học, viện nghiên cứu cần thiết lập một cơ chế đảm bảo quản lý hiệu quả các tài sản trí tuệ của mình, cần có các chuyên gia am hiểu cả về thị trường và pháp lý để quyền sở hữu trí tuệ của mình được đảm bảo cả về mặt pháp lý và giá trị thương mại. Đồng thời, kết hợp sự năng động và thậm chí là mạo hiểm của các doanh nghiệp khi quyết định đương đầu với những thử thách, rủi ro trong đầu tư khai thác những tài sản trí tuệ mới không phải do doanh nghiệp mình tự tạo ra.

Theo Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN), ông Đinh Hữu Phí cho biết chính sách này sẽ cho thấy được giá trị đích thực của nó nếu kết hợp tốt các yếu tố trên. Các đơn vị chủ trì nhiệm vụ được chủ động và linh hoạt hơn thì giá trị của các tài sản trí tuệ được tạo ra đó phải gia tăng tỷ lệ thuận, các kết quả đề tài nghiên cứu không chỉ dừng ở việc công bố hoặc thể hiện dưới dạng bài báo khoa học mà cần trở thành những sản phẩm hữu hình. Lợi nhuận từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu sẽ quay vòng vốn đầu tư lại cho hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo thì số lượng và chất lượng kết quả hoạt động KHCN của Việt Nam sẽ có những cải thiện đáng kể.