Toạ đàm “Bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam” do Báo điện tử VnExpress và Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức đã thành công giải đáp được những thắc mắc, khó khăn gặp phải của doanh nghiệp liên quan đến tầm quan trọng, lợi ích của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở các thị trường xuất khẩu.

Khi doanh nghiệp Việt dần được tiếp cận đến những thị trường lớn hơn trên khán đài quốc tế, họ ngày càng nhận ra tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu của mình để tránh việc bị các doanh nghiệp nước ngoài nhanh chân đăng ký hộ, xâm phạm và cướp mất hoàn toàn thương hiệu, nhãn hiệu mà mình dày công xây dựng suốt nhiều năm trời.

Chính vì vậy mà việc đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ thương hiệu ở các thị trường chỉ định mà doanh nghiệp muốn mở rộng đến đã trở nên ngày càng quan trọng và cực kì cấp thiết. Đó cũng chính là một trong những nội dung chính được đề cập đến tại toạ đàm “Bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam.”

Thương hiệu gạo ST25 bị doanh nghiệp ngoại nhanh chân đăng ký

TS. Trần Lê Hồng, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ chia sẻ rằng: Nhãn hiệu là yếu tố không thể thiếu và mang tính chất trọng tâm trong việc phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp, nhất là khi xuất khẩu ra nước ngoài. Để nhãn hiệu được bảo hộ thì việc đăng ký ở đâu, quốc gia nào là điều rất quan trọng.

Đăng ký nhãn hiệu tại thị trường ngoại như thế nào cho đỡ tốn kém

Đăng ký nhãn hiệu tại thị trường mục tiêu là rất quan trọng, tuy nhiên, làm thế nào để có thể nhanh chóng đăng ký nhãn hiệu tại các thị trường xuất khẩu đó theo cách tiết kiệm nhất và hiệu quả nhất có thể.

Trước đây, doanh nghiệp mong muốn đăng ký nhãn hiệu tại các thị trường ngoại buộc phải nộp hàng loạt các đơn khác nhau đến từng quốc gia một. Như vậy rất tốn kém, mất công sức cả về thời gian và tiền bạc. Chính vì vậy mà các hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế ra đời và Cục sở hữu trí tuệ là đơn vị đầu mối trong lĩnh vực này. Doanh nghiệp có thể đăng ký nhãn hiệu qua các Công ước, hiệp ước quốc tế như Công ước Paris, Hệ thống Madrid,…

Doanh nghiệp sử dụng hệ thống Madrid có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại hàng trăm quốc gia chỉ với một đơn đơn đăng ký nhãn hiệu với một ngôn ngữ duy nhất. Sau khi đăng ký nhãn hiệu qua các điều ước quốc tế này, doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng việc bảo hộ nhãn hiệu sang các thị trường mới cùng một hệ thống.

Bàn về ý nghĩa, vai trò của việc phát triển thương hiệu của doanh nghiệp Việt trong nỗ lực xâm nhập, mở rộng thị trường ngoài nước, PGS. TS Nguyễn Quốc Thịnh, Bộ môn Quản trị thương hiệu – Khoa Marketing, Đại học Thương mại cũng chia sẻ rằng rào cản chính dẫn đến việc doanh nghiệp Việt bỏ bê, không đăng ký nhãn hiệu chính là vì nhận thức của các chủ doanh nghiệp cho rằng doanh nghiệp mình quy mô vẫn còn nhỏ nên họ không quan tâm đến trách nhiệm của mình.

Tuy nhiên, họ lại không nhận ra được rằng không có một doanh nghiệp nào có thể thành công nếu không có quyết tâm bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu của mình. Ngoài ra, một lí do khác khiến doanh nghiệp không đi đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại các thị trường ngoại chính là vì họ có vốn ngoại ngữ nước ngoài kém. Bên cạnh đó, kinh phí đăng ký không rẻ cũng là rào cản không nhỏ đối với việc đăng ký nhãn hiệu.