Trong hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Malaysia là một trong số những thị trường xuất nhập khẩu có tiềm năng khổng lồ của Việt Nam. Trong những năm gần đây, rất nhiều doanh nghiệp Việt bắt đầu tập trung đầu tư vào thị trường này. Người tiêu dùng tại quốc gia này rất ưa chuộng những sản phẩm đến từ Việt Nam, nhưng các sản phẩm này phải có thương hiệu rõ ràng, chất lượng đảm bảo và giá cả phải chăng. Vì vậy, việc đăng ký nhãn hiệu tại Malaysia là rất cần thiết để các doanh nghiệp có thể tận dụng mọi cơ hội kinh doanh và nâng cao uy tín tại thị trường này.

Nguyên tắc khi đăng ký nhãn hiệu tại Malaysia

Đăng ký nhãn hiệu với dịch vụ tuyệt vời của ASL Law

Malaysia sử dụng quy tắc “first to use” để quyết định quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thương mại. Điều này có nghĩa rằng, người đầu tiên sử dụng nhãn hiệu ở Malaysia sẽ có quyền sở hữu công nghiệp, chứ không phải người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sau đó.

Quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu

  1. Tra cứu nhãn hiệu
  2. Chuẩn bị nộp đơn
  3. Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
  4. Thủ tục thẩm định đơn đăng ký
  5. Công bố đơn
  6. Cấp văn bằng bảo hộ

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ để đăng ký nhãn hiệu tại Malaysia gồm có:

  • Đơn đăng ký nhãn hiệu,
  • Giấy ủy quyền;
  • Tài liệu chứng minh hưởng quyền ưu tiên;
  • Các bản dịch tài liệu, nếu tài liệu được viết bằng tiếng nước ngoài.
  • Giấy cấp quyền sử dụng tên công ty, tên cá nhận, tên hoặc biểu tượng thành lập, hình ảnh, hình vẽ. Hoặc bất kì sự mô tả nào xuất hiện trên nhãn hiệu
  • Giấy cấp quyền sử dụng các cờ, phù hiệu, biểu tượng, hình vẽ của cơ quan có thẩm quyền. Hoặc phù hiệu, con dấu, dấu xác nhận tiêu chuẩn, dấu bảo hành.
  • Giấy cấp quyền sử dụng dấu hiệu của nhãn hiệu giá trị tượng trưng cao, biểu tượng của tên địa lý.
  • Giấy cấp quyền của chủ sở hữu công nghiệp của nhãn hiệu bị gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đăng ký.
  • Quy chế sử dụng cho nhãn hiệu tập thể, chứng nhận, liên kết.

Lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu

Việc đăng ký nhãn hiệu tại Malaysia thường mất khoảng 18-25 tháng. Nhãn hiệu được đăng ký có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm và chủ sở hữu phải nộp lệ phí gia hạn.