Ngày nay, mỗi chúng ta đều gặp rất nhiều nhãn hiệu và biểu tượng trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là trên bao bì các sản phẩm.

Biểu tượng ® bên cạnh nhãn hiệu mang ý nghĩa gì?

Những thông tin cơ bản về biểu tượng nhãn hiệu

Có ba dấu hiệu thường xuất hiện trên bao bì sản phẩm, bảng hiệu hay trong các tư liệu quảng cáo của doanh nghiệp:

  • TM (Trademark) – Chữ viết tắt của nhãn hiệu. Theo Hiệp hội Nhãn hiệu Quốc tế, dấu hiệu này thường được sử dụng liên quan đến nhãn hiệu chưa được đăng ký.
  • SM (Service mark) – Nhãn hiệu dịch vụ, có chức năng tương tự như nhãn hiệu nhưng thường được sử dụng cho dịch vụ thay cho sản phẩm. Giống như TM, dấu hiệu SM thường được sử dụng cho các nhãn hiệu chưa được đăng ký.
  • R (®) — Dấu hiệu này được sử dụng cho nhãn hiệu đã được đăng ký với ít nhất một văn phòng SHTT quốc gia và/hoặc khu vực. Doanh nghiệp cần phải cẩn thận với việc chỉ ra nhãn hiệu đã được đăng ký tại quốc gia nào, vì tại nhiều khu vực pháp lý, việc trình bày sai rằng nhãn hiệu đã được đăng ký là một hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, nhiều sản phẩm có bao bì hiển thị ký hiệu ® có thể sẽ gặp phải nhiều vấn đề nếu không có dấu hiệu bổ sung, chẳng hạn như sử dụng dấu * với danh sách các quốc gia nơi nhãn hiệu được đăng ký.

Sự khác biệt giữa biểu tượng ® và TM là gì?

Có một sự khác biệt đơn giản nhưng cơ bản giữa hai biểu tượng này. Biểu tượng ® chỉ có thể được áp dụng cho các nhãn hiệu thương mại hoặc dịch vụ đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền như văn phòng nhãn hiệu của các quốc gia và khu vực, có tham chiếu đến văn phòng đăng ký đó. Trong khi đó, biểu tượng TM có thể được sử dụng trên bất kỳ nhãn hiệu nào, cho dù chưa đăng ký, hay các logo, biểu tượng, câu khẩu hiệu, hình ảnh, hình vẽ hoặc một số kết hợp của các yếu tố trên.

Các nhãn hiệu đã đăng ký sẽ sở hữu giá trị pháp lý mà các nhãn hiệu chưa được đăng ký không có. Nếu một cá nhân hoặc tổ chức khác chiếm đoạt nhãn hiệu đã đăng ký của doanh nghiệp và sử dụng nhãn hiệu đó làm nhãn hiệu của họ ở bất kỳ đâu trong quốc gia hoặc các quốc gia mà nhãn hiệu đó được đăng ký, chúng sẽ được coi là hành động xâm phạm nhãn hiệu và doanh nghiệp sẽ có nhiều lựa chọn pháp lý để ngăn chặn chúng, Bao gồm gửi thư ngừng sử dụng và hủy đăng ký, các yêu cầu bồi thường thiệt hại bằng tiền đối với doanh thu mà doanh nghiệp có thể đã mất do hành vi xâm phạm. Ở một số khu vực pháp lý, yêu cầu bồi thường thiệt hại bằng tiền cho có thể cao hơn nếu hành vi vi phạm được chỉ ra là cố ý.

Nếu hàng hóa mang nhãn hiệu đã đăng ký hiển thị biểu tượng ®, điều này có thể được coi là bằng chứng cho thấy bên vi phạm nhận thức được quyền của nguyên đơn.

Với các nhãn hiệu chưa đăng ký, mặc dù phần nào đó vẫn được được bảo vệ khỏi các hành vi xâm phạm, nhưng các doanh nghiệp vẫn sẽ phải chịu rất nhiều rủi ro nếu hành vi xâm phạm xảy ra. Nếu bên khác cố gắng sử dụng nhãn hiệu chưa được đăng ký của doanh nghiệp cho bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào của họ, thì những điều luật liên quan đến việc chuyển nhượng hoặc thậm chí là luật bản quyền liên quan đến việc bảo vệ một tác phẩm nghệ thuật có thể ngăn chặn những hành vi như vậy, nhưng phải chú ý rằng sự bảo vệ đó không được đảm bảo.

Ngoài ra, nếu điều tương tự xảy ra với nhãn hiệu chưa được đăng ký của các doanh nghiệp ở nước ngoài, các điều luật tương tự có thể sẽ không được áp dụng.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hãy nhớ rằng một lợi ích quan trọng khác của việc đăng ký là doanh nghiệp sẽ có quyền cấp phép nhãn hiệu của mình cho các bên khác sử dụng và kiếm thêm nguồn thu. Mặc dù các nhãn hiệu chưa được đăng ký có thể được cấp phép ở nhiều khu vực pháp lý, nhưng có thể có những vấn đề gây ảnh hưởng đến uy tín đối với khách hàng và danh tiếng của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nên thực hiện những bước nào để đủ điều kiện sử dụng biểu tượng R?

Trên lý thuyết, việc sử dụng biểu tượng ® có vẻ không khó khăn: Doanh nghiệp chỉ cần nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho cơ quan SHTT có thẩm quyền trong khu vực tài phán của mình. Trên thực tế, mọi thứ không hoàn toàn rõ ràng. Ví dụ, ở hầu hết các khu vực pháp lý, không thể sử dụng biểu tượng trên cho đến khi nhãn hiệu đang chờ xử lý được đăng ký.

Ngoài thông tin cơ bản cần có trong hồ sơ đăng ký, còn có nhiều yêu cầu liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu để đăng ký. Ở một số khu vực pháp lý, phải chứng minh rằng doanh nghiệp đang sử dụng nhãn hiệu với mục đích thương mại hoặc bạn có ý định sử dụng nhãn hiệu đó trong tương lai gần.

Về lý thuyết, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng nhãn hiệu chưa đăng ký của doanh nghiệp trong thời gian xử lý đơn đăng ký này. Tuy nhiên, ở hầu hết các khu vực pháp lý, quyền đối với nhãn hiệu sẽ được bắt đầu vào ngày nộp đơn đăng ký. Để giảm thiểu bất kỳ rủi ro nào có thể xảy ra, doanh nghiệp cần phải thực hiện nhanh chóng việc nộp hồ sơ đăng ký và phản hồi các thông báo của văn phòng nhãn hiệu. Các doanh nghiệp cũng nên tiến hành tra cứu nhãn hiệu sơ bộ trước khi nộp đơn để xác định cơ hội đăng ký thành công và kiểm tra xem nhãn hiệu có phù hợp để sử dụng cũng như tránh nguy cơ xâm phạm quyền của người khác.

Giả sử doanh nghiệp hoàn thành việc nộp đơn và thanh toán tất cả các khoản phí tương ứng. Trong trường hợp đó, doanh nghiệp có thể sở hữu nhãn hiệu đã được đăng ký trong vòng sáu hoặc bảy tháng, tùy thuộc vào từng khu vực tài phán với thời gian xử lý đơn khác nhau. Chu kỳ này có thể lâu hơn nếu có lỗi trong đơn đăng ký nhãn hiệu ban đầu của doanh nghiệp hoặc ai đó phản đối đơn đăng ký.

Duy trì hiệu lực của nhãn hiệu

Cách đơn giản nhất để duy trì hiệu lực nhãn hiệu vô thời hạn là nộp đơn gia hạn và thanh toán phí gia hạn đúng hạn. Đối với hầu hết các khu vực pháp lý, nhãn hiệu sẽ có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn hoặc đăng ký. Nhiều văn phòng sở hữu trí tuệ cũng yêu cầu rằng trong thời gian chờ đợi, doanh nghiệp sẽ phải gửi bằng chứng về việc nhãn hiệu đang được sử dụng cùng với đơn gia hạn và chi phí gia hạn – hoặc, bằng chứng cho thấy doanh nghiệp đã cố gắng sử dụng nhãn hiệu nhưng bị ngăn cản bởi các bên khác.

Hơn nữa, doanh nghiệp có thể mở rộng phạm vi bảo hộ nhãn hiệu của mình bằng cách đệ trình nhãn hiệu đó lên Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) nếu quốc gia nơi doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu lần đầu tiên là thành viên của Hệ thống Madrid.