Trước khi bắt đầu hoạt động, thông thường thì các công ty sẽ nhanh tay đăng ký trước nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,… cho các loại sản phẩm mà họ dự tính sẽ sử dụng. Điều này là đúng và đáng khen ngợi bởi đây là sự chuẩn bị trước cho việc tung ra các sản phẩm này ra thị trường mà không cần lo ngại về việc các bên khác sẽ vi phạm tài sản trí tuệ của họ. Dù có bị vi phạm thì nay với các loại tài sản đã được bảo hộ, chủ sở hữu sẽ có thể hữu hiệu chống lại các sự vi phạm đó. Tuy nhiên, trong năm 2021, có một cơn sốt về việc đăng ký kiểu dáng xe ô tô tại Việt Nam dù chưa sử dụng đã gây nên oanh động không nhỏ trong xã hội. Vậy, liệu cơn sốt đăng ký kiểu dáng xe lạ tại Việt Nam liệu đã hạ nhiệt chưa?

Với các công ty lớn như Apple, Meta, Google,…, họ có thể đăng ký trước rất nhiều tài sản trí tuệ mà không có ý định sử dụng hiện tại.

Ngoài các trường hợp đăng ký để bảo hộ tài sản của mình khỏi các đối thủ cạnh tranh, ví dụ như tranh chấp nhãn hiệu MatePod nổi tiếng giữa Apple và Huawei, thì việc đăng ký trước cũng đảm bảo rằng nếu công ty có dự định mở rộng và tập trung phát triển nguồn lực cho tài sản đó thì họ sẽ không bị động.

Thêm vào đó, việc đăng ký bảo hộ đối với các cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ còn phải suy nghĩ thiệt hơn nhưng đối với các tập đoàn khổng lồ đó, phí đăng ký và duy trì thật sự chỉ là ‘chín con trâu mất một sợi lông” dù cho họ có đăng ký bảo hộ trên khắp toàn thế giới.

Chính vì vậy mà họ có thể không cần suy nghĩ nhiều mà nộp hàng loạt đơn đăng ký.

Cơn sốt đăng ký kiểu dáng xe lạ tại Việt Nam

Vốn các tập đoàn lớn đó sẽ nộp đơn đăng ký vào các thị trường trọng điểm nhưng năm ngoái, Việt Nam đã chứng kiến được một cơn sốt đăng ký kiểu dáng xe lạ mà ít ai ngờ tới bởi lẽ Việt Nam không hẳn là một thị trường quá tiềm năng vào thời điểm hiện tại.

Theo định nghĩa của luật pháp, kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Để có thể đăng ký kiểu dáng thành công, đối tượng đang ký phải đáp ứng các điều kiện: có tính mới trên phạm vi thế giới, có tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp. Nếu không đáp ứng đủ các điều kiện trên, đơn đăng ký bảo hộ có thể bị từ chối.

Tại Việt Nam, bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực 5 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn 2 lần liên tiếp, mỗi lần 5 năm. Theo đó, chủ sở hữu kiểu dáng nếu gia hạn đầy đủ có thể được phép sử dụng kiểu dáng đó độc quyền tại Việt Nam trong thời gian tối đa là 15 năm.

Tháng 4/2021, dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ, thuộc Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam cho thấy rằng Nissan Motors (Nhật Bản) đã nộp đơn đăng ký bảo hộ sở hữu kiểu dáng công nghiệp với các sản phẩm như Juke, Almera (Sunny). Vốn đây đều là các mẫu xe thế hệ mới nhất ở không chỉ Việt Nam mà còn trên toàn thế giới và hiển nhiên là chưa được chào bán tại Việt Nam.

Dẫu rằng có một vài kiểu dáng xe khó phù hợp với cảm quan của người Việt Nam, dẫn đến tiềm năng phát triển không cao nhưng Nissan vẫn nộp đơn đăng ký cho chúng.

Những mẫu xe đó có thể kể đến như SUV chạy điện Ariya và dòng thể thao 400Z, mẫu xe thậm chí còn chưa bán ra thị trường quốc tế.

Điều này tạo nên oanh động không nhỏ trong xã hội và đặc biệt là những người yêu hãng xe Nissan này của Nhật bởi họ đồn đoán rằng hãng xe này có khả năng sẽ chào bán các mẫu xe được đăng ký tại Việt Nam.

Cơn sốt đăng ký kiểu dáng xe lạ tại Việt Nam liệu đã hạ nhiệt?

Tuy nhiên đại diện VAD, hãng phân phối độc quyền xe Nissan tại Việt Nam đã cho biết rằng việc đăng ký sở hữu kiểu dáng công nghiệp cho những xe như Ariya, Almera, Juke, 400Z này được thực hiện bởi một phân nhánh ở Hà Nội và thuộc tập đoàn mẹ Nissan Nhật Bản.

Đại diện VAD cho biết: “Công ty này hoạt động độc lập với VAD. Chúng tôi hiện chưa có kế hoạch phân phối những dòng xe này.”

Liệu cơn sốt đã hạ nhiệt?

Trước Nissan, nhiều mẫu xe mới chưa được bán tại Việt Nam của Toyota như Raize, RAV4, Yaris Cross, Corolla hatchback cũng được đăng ký bảo hộ sở hữu kiểu dáng công nghiệp.

Ngoài ra còn có đơn đăng ký của nhiều hãng như Mitsubishi, Volkswagen, Suzuki, Subaru,…

Tuy nhiên, không ngoại lệ, các đại diện của các hãng xe này đều cho biết rằng hiện tại không có ý định chào bán hoặc chưa có thông tin nào,…

Dù chưa chắc cơn sốt đã hạ nhiệt hay chưa nhưng như đã nhắc đến ở trên, việc các hãng này đăng ký trước không thể chứng minh được về một tương lai các loại xe này sẽ chạy băng băng trên các con phố cổ tại Việt Nam.