Hầu hết mọi doanh nghiệp đều hiểu rằng đăng ký nhãn hiệu không phải là hoạt động có thể diễn ra theo cách nhanh chóng, đơn giản và dễ thực hiện. Quy trình đăng ký nhãn hiệu trên thực tế mất khá nhiều thời gian và có nhiều yếu tố cần được xem xét khi đơn đăng ký được gửi tới cơ quan thẩm định nhãn hiệu.

Việc doanh nghiệp đã trải qua toàn bộ quá trình trên và đăng ký thành công nhãn hiệu chắc chắn sẽ là một thành tựu đáng kể và đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới trong thế giới kinh doanh. Việc đăng ký nhãn hiệu sẽ mang lại cho doanh nghiệp sự bảo vệ, vì quyền đối với nhãn hiệu được bảo đảm khi doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu thông qua các văn phòng SHTT của các quốc gia tương ứng. Điều này sẽ bảo vệ doanh nghiệp khỏi các bên thứ ba muốn sử dụng nhãn hiệu tương tự cho các sản phẩm và/hoặc dịch vụ tương tự mà doanh nghiệp đang cung cấp cho khách hàng.

Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu một sự kiện có tầm ảnh hưởng lớn diễn ra buộc doanh nghiệp phải thay đổi hướng đi trong công việc kinh doanh của mình? Hoặc có thể mọi thứ không diễn ra như kế hoạch khiến doanh nghiệp phải quyết định kinh doanh một sản phẩm khác? Hoặc có thể doanh nghiệp phát triển vượt bậc và nhãn hiệu được doanh nghiệp đăng ký đã nằm trong tâm trí khách hàng, nhưng sẽ đến một thời điểm nhất định khi khách hàng nghĩ rằng nhãn hiệu của doanh nghiệp là tên của sản phẩm hoặc dịch vụ đang được kinh doanh?

Thay đổi thương hiệu: khi doanh nghiệp cần từ bỏ nhãn hiệu của mình.

Tại sao nhãn hiệu lại quan trọng đối với doanh nghiệp?

Trước khi trả lời các câu hỏi nêu trên, doanh nghiệp cần hiểu về tầm quan trọng của nhãn hiệu.

Có thể cho rằng, nhãn hiệu là tài sản vô hình quan trọng nhất của một doanh nghiệp. Nó là những gì tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng ngay cả khi sản phẩm đã được sử dụng. Tầm quan trọng của thương hiệu nằm ở việc liệu chúng có thể để lại dấu ấn khó phai mờ trong tâm trí khách hàng hay không, một dấu ấn không thể nhầm lẫn, một dấu ấn đáng nhớ khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp nhiều lần nhờ sự khác biệt mà chúng tạo ra so với các đối thủ cạnh tranh.

Thời điểm gia hạn nhãn hiệu

Sau khi nhãn hiệu đã được đăng ký thành công, ở hầu hết các quốc gia, nhãn hiệu sẽ có hiệu lực trong 10 năm trước khi doanh nghiệp phải nộp đơn gia hạn. Nếu doanh nghiệp đã sử dụng nhãn hiệu được 10 năm, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đang đi đúng hướng sau khi đăng ký nhãn hiệu.

Thông thường, việc nộp đơn gia hạn nhãn hiệu thực sự là một quá trình khá đơn giản. Doanh nghiệp chỉ cần phải nộp đơn theo đúng thời hạn và thanh toán các khoản phí tương ứng, sau đó doanh nghiệp có thể yên tâm tiếp tục sử dụng nhãn hiệu. Tuy nhiên, có một số yếu tố cần được xem xét khi thực hiện hoạt động trên, hoặc thậm chí trước khi nộp đơn gia hạn.

Điều gì sẽ xảy ra nếu một sự kiện có tầm ảnh hưởng lớn diễn ra buộc doanh nghiệp phải thay đổi hướng đi trong công việc kinh doanh của mình?

Khi đại dịch COVID-19 diễn ra, sự kiện này đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đáng kể đối với các công ty, đặc biệt là đối với các công ty mới thành lập. Ví dụ, đã có những công ty hoạt động trong lĩnh vực giải trí, do COVID-19 phải dừng hoạt động hoặc chuyển ngành để duy trì hoạt động kinh doanh.

Đây là một trong những lý do tại sao nhiều doanh nghiệp phải từ bỏ nhãn hiệu của họ vì cái tên ban đầu được xác định sản phẩm hoặc dịch vụ không đại diện cho sản phẩm hoặc dịch vụ đó nữa.

Điều gì sẽ xảy ra nếu khách hàng nghĩ rằng nhãn hiệu của doanh nghiệp là tên của một sản phẩm thực tế?

Đây là điều đã xảy ra khá thường xuyên và chắc chắn nhiều người cũng đã nhận ra vấn đề này. Khi doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh và đăng ký nhãn hiệu của mình, họ thường không thực sự cân nhắc nhiều về nhãn hiệu vì chúng không có nhiều ý nghĩa. Sản phẩm hoặc dịch vụ đã có những từ ngữ riêng để mô tả chúng.

Trong một số trường hợp, một số doanh nghiệp nhỏ đăng ký nhãn hiệu và sử dụng nhãn hiệu đó nhưng sau đó vì một lý do nào đó mà phải ngừng phát triển và cuối cùng không hoạt động nữa. Tuy nhiên, đôi khi những doanh nghiệp này chỉ đang trong giai đoạn tạm dừng hoạt động và đang tìm cách khởi động lại với những ý tưởng mới, chiến lược tiếp thị mới, v.v., nhưng vẫn muốn giữ thương hiệu cũ của mình.

Điều quan trọng đôi với các doanh nghiệp là họ cần phải lưu ý việc nhãn hiệu đã được đăng ký thành công sẽ có giá trị trong mười năm. Nhưng, nếu trong năm thứ 2, tình huống nói trên xảy ra thì doanh nghiệp sẽ phải xử lý theo cách nào? Nếu một công ty khác muốn sử dụng nhãn hiệu thông báo rằng doanh nghiệp đã không sử dụng nhãn hiệu của mình trong một thời gian, họ có thể gửi Đơn yêu cầu hủy bỏ đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp không có bằng chứng cho thấy mình đang thực sự sử dụng nhãn hiệu, thì yêu cầu hủy bỏ có thể được chấp nhận. Vì vậy, nếu doanh nghiệp đang trong quá trình khởi động lại hoạt động kinh doanh, thì hãy tiếp tục, nhưng có thể doanh nghiệp sẽ cần một nhãn hiệu mới.

Bài viết trên đã đưa ra một số lý do về thời điểm và lý do doanh nghiệp nên từ bỏ nhãn hiệu và sử dụng nhãn hiệu mới. Điều quan trọng đối với các doanh nghiệp chính là phải chuẩn bị và xem xét tất cả những yếu tố trên khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.