Trung Quốc có thể được coi là cái nôi cho nền văn minh nhân loại hiện đại với vô vàn sáng chế vĩ đại trong lịch sử, giúp thúc đẩy nhân loại tiến lên, phát triển và mở rộng lên toàn thế giới như ngày nay. Trong bài viết sau đây, VLIP sẽ liệt kê tứ đại sáng chế của Trung Quốc.

Giấy

Công cụ cơ bản nhất để lưu giữ tri thức – giấy đã được sáng chế tại Trung Quốc kể từ khoảng 2000 năm trước. Theo ghi chép lịch sử, có vẻ như giấy đã được sáng chế ra trong triều đại nhà Hán (năm 50 sau Công nguyên – năm 121 sau Công nguyên).

Quy trình làm loại giấy thô sơ ban đầu được tạo nên từ bột giấy bao gồm các loại thiết bị cổ xưa, tiên tiến như đệm cổ và giấy gói đồ tạo tác.

Sau khoảng 200 năm kể từ khi quy trình giấy được tạo nên, giấy đã trở thành phương tiện viết, lưu trữ kiến thức phổ biến hơn, được sử dụng rộng rãi, thay thế những phương tiện lưu trữ truyền thống, hiếm có thời đấy như dải tre, dải lụa,…

Theo nhiều nguồn, có vẻ như loại giấy cổ xưa nhất được làm bằng bột giấy là để lưu trữ thông tin là bản đồ từ Fangmatan, Thiên Thủy. Ngoài ra, mảnh giấy sớm nhất được biết đến với chữ viết trên đó được phát hiện trong đống đổ nát của một tháp canh Trung Quốc tại Tsakhortei, Alxa League, nơi quân nhà Hán đã bỏ vị trí của họ vào năm 110 sau Công nguyên sau một cuộc tấn công của Xiongnu.

Đến hiện tại, sau 2000 năm phát triển, kể cả với sự hội nhập của kĩ thuật số, giấy cũng vẫn là công cụ quan trọng không thể thay thế trong đời sống hàng ngày, bất kể là 2000 năm trước, hiện tại, hay là 2000 năm sau thời điểm này.

In ấn

Tiếp nối sau giấy chính là công nghệ in ấn.

Thời xưa, dù giấy được tạo nên nhưng kiến thức vẫn khó thể được phổ biến do người viết sẽ phải viết từng nét chữ trên mỗi trang giấy, lặp đi lặp lại cho đến khi quyển sách thứ nhất, thứ hai, thứ ba hoàn thành. Quy trình này được nổi bật rõ trong thời các nhà sư ở các nhà thờ thiên chúa giáo ở Anh – Pháp ngày xưa.

Nhận thấy được bất cập này, các nhà sáng chế thiên tài của Trung Quốc đã nghĩ ra công nghệ in ấn.

Cuốn sách được in đầu tiên, Kaiyuan Za Bao, được xuất bản vào năm 713 sau Công Nguyên. Tuy nhiên, cuốn sách được biết đến sớm nhất được in với kích thước thông thường là Kinh Kim Cương được làm vào thời nhà Đường (618–907). Đó là một cuộn giấy dài 5,18 m (17 ft).

Thuốc súng

2 sáng chế trên là để phục vụ cho nhân loại nhưng sáng chế thứ 3 vẫn còn gây nhiều tranh cãi đến thời điểm hiện tại. Một số lượng lớn người đã nhận định rằng sự ra đời của thuốc súng chính là cái mốc nhân rộng sự đau khổ của con người.

Bởi lẽ, thuốc súng chính là công cụ hủy diệt hàng loạt với quy mô và mức độ hủy diệt hơn hẳn các loại vũ khí lạnh truyền thống trước đây. Con người đã tàn sát lẫn nhau kể từ khi họ có nhận thức nhưng thuốc súng mới chính là ‘ngòi nổ’ thổi bùng lên các cuộc mâu thuẫn đó, tạo nên các thảm kịch không thể nào đo lường.

Bằng chứng về việc sử dụng thuốc súng đầu tiên ở Trung Quốc là từ triều đại nhà Đường (618–907). Thuốc súng thời xưa được dự kiến sử dụng như bom cháy được phóng từ máy phóng, ném xuống từ tường phòng thủ, hoặc ném xuống từ máy phóng đá trebuchet.

Trong suốt thế kỷ 13 và 14, các công thức thuốc súng trở nên mạnh hơn (với mức nitrat lên đến 91%) và vũ khí sử dụng thuốc súng ngày càng trở nên tiên tiến và nguy hiểm hơn.

Đến hiện tại, thuốc súng vẫn đóng vai trò dẫn dắt các cuộc chiến tranh trên toàn thế giới và dường như không có tác dụng hòa bình nào đáng chú ý.

La bàn

La bàn chính là công cụ quan trọng để nắm bắt được vị trí của bản thân trên Trái Đất. Đây chính là công cụ, sáng chế vĩ đại của Trung Quốc kể từ thời nhà Hán.

Khởi nguồn của các la bàn hiện tại dùng để xác định vị trí là từ các la bàn hình cái bát và cái muôi bằng đá vôi định hướng bắc-nam để bói toán và phong thủy.

Sau một thời gian phát triển, la bàn đã được sử dụng dựa trên nguyên lí từ tính của Trái Đất để xác định vị trí của người dùng tại bất kì vị trí nào. Đến thời hiện đại, các la bàn kim cổ xưa đã được thay thế bởi các ứng dụng GPS hiện đại hơn trong thời kì công nghệ số.