“Văn bản về các vấn đề được sửa đổi tuyên bố rằng ‘vai trò của AI trong quá trình phát minh đang gia tăng,’ có thể so sánh với tuyên bố ‘các phát minh có thể tạo ra một cách tự động bởi AI’ trong bản dự thảo. Có tổng cộng tám câu hỏi liên quan đến ‘Phát minh do AI tạo ra’, bao gồm cả luật liệu nên cho phép ứng dụng AI được đặt tên như nhà phát minh hay không.’’

WIPO đã công bố Văn bản sửa đổi về Trí tuệ nhân tạo và Sở hữu trí tuệ. Văn bản về các vấn đề được sửa đổi bản Dự thảo được công bố vào tháng 12 năm 2019. Văn bản này sẽ điều chỉnh và bổ sung một bảng thuật ngữ, các mục về thương hiệu và bí mật thương mại, và mở rộng các mục bao gồm bằng sáng chế, bản quyền, vi phạm và giả mạo nghiêm trọng.

WIPO đã nhận được hơn 250 đơn đệ trình phản hồi Dự thảo, theo báo cáo hồi tháng 2. Những điều này đã được đưa vào trong Văn bản về các vấn đề được sửa đổi. Trong đó liệt kê các câu hỏi theo 16 vấn đề riêng biệt.

WIPO có lẽ sẽ tổ chức phiên họp thứ hai của Hội thảo WIPO về IP và AI. Hội thảo được dự kiến tổ chức vào ngày 7 đến 9 tháng 7 từ 13 giờ đến 15 giờ. Chương trình nghị sự tạm thời dựa trên văn bản có thể được thực hiện trực tuyến.

Cung cấp định nghĩa

Văn bản lần này đã bao gồm danh sách các định nghĩa. Điều này khắc phục được phần lớn các chỉ trích do thiếu định nghĩa từ văn bản trước. AI được định nghĩa trong văn bản là “một môn khoa học máy tính nhằm phát triển các máy móc và hệ thống có thể thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi trí thông minh của con người, với sự can thiệp rất ít hoặc không có sự can thiệp của con người”. Văn bản cho biết thêm là đang “thu hẹp AI”; cụ thể thành “các kỹ thuật và ứng dụng được lập trình để thực hiện các nhiệm vụ riêng lẻ”.

Liệu AI có xứng đáng để được gọi là một nhà phát minh?

Nó nói thêm rằng “ AI – generated” và “ generated autonomously by AI” được sử dụng với nghĩa tương tự nhau; để đề cập đến việc tạo ra sản phẩm đầu bằng AI, không cần sự can thiệp của con người. Ha khái niệm này khác với “sự hỗ trợ của AI”.

Thêm vào đó, bảng thuật ngữ cũng định nghĩa các thuật ngữ “đầu ra”, “các tác phẩm văn học và nghệ thuật” và “ dữ liệu có trên các tác phẩm có bản quyền”. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra ba câu hỏi về ranh giới giữa AI-generated và AI-assisted; các thuật ngữ tiếp theo cần định nghĩa/ xác định; và làm thế nào để xác định các thuật ngữ về công nghệ một cách trung lập.

Phát minh, Quyền sở hữu và Sáng chế

Nhiều đơn đệ trình nộp cho WIPO thắc mắc về các phát minh do AI tạo ra. Chẳng hạn như các bài phát biểu được đưa ra bởi các ứng dụng bằng sáng chế Dabus. Mục bằng sáng chế của văn bản về các vấn đề được sửa đổi phản ánh những mối quan tâm này.

Trong vấn đề 2, văn bản về các vấn đề được sửa đổi tuyên bố rằng “vai trò của AI trong quá trình phát minh đang gia tăng,” có thể so sánh với tuyên bố “các phát minh có thể tạo ra tự động bởi AI’ trong bản dự thảo. Nó xác định có tổng cộng tám câu hỏi liên quan đến “Phát minh do AI tạo ra”; bao gồm cả luật có nên cho phép ứng dụng AI được đặt tên là một nhà phát minh của một phát kiến hay không; hoặc nếu nhà phát minh buộc phải là con người, làm thế nào để xác định người đó; ai sẽ được ghi nhận là chủ sở hữu của một bằng sáng chế từ một ứng dụng AI.

Vấn đề 2 cũng đặt ra câu hỏi liên quan rằng các phát minh do AI tạo ra có được bảo hộ đăng kí sáng chế hay không, và tác động đối với hành vi xâm phạm, trách nhiệm pháp lý và giải quyết tranh chấp.

Vấn đề về AI là một nhà sáng chế?

Văn bản về các vấn đề được sửa đổi cung cấp nhiều bối cảnh hơn và đặt ra năm câu hỏi về đối tượng và hướng dẫn về cấp bằng sáng chế (vấn đề 3) và quá trình sáng chế hoặc là tính không hiển nhiên (vấn đề 4). Về điểm thứ hai, nó đã bổ sung câu hỏi mới: “Liệu có cần phải duy trì các yêu cầu truyền thống của quy trình sáng chế hoặc tính không hiển nhiên hay không? Vì về cơ bản, yêu cầu truyền thống đó liên quan đến hành vi phát minh của con người.’’

Về công khai thông tin (vấn đề 5), một câu hỏi mới khác đã được thêm vào: “Làm thế nào các quy tắc hiện hành về công khai thông tin áp dụng cho các phát minh do AI tạo ra và nhờ hỗ trợ của AI, và chúng có đủ để đáp ứng cơ sở chính sách cơ bản hay không?”. Vấn đề thứ 6 bao gồm các cân nhắc chính sách bằng sáng chế chung và cụ thể rằng liệu các phát minh do AI tạo ra có được hưởng lợi từ quyền bảo hộ bằng sáng chế và liệu nó có khả năng được xem xét đưa ra hệ thống duy nhất về quyền sở hữu trí tuệ hay không?

Về các quyền sở hữu trí tuệ khác

Những thay đổi liên quan đến quyền tác giả và quyền liên quan, dữ liệu và thiết kế (các vấn đề từ 7 đến 12) là không đáng kể, tuy nhiên một câu hỏi mới lại nảy sinh :“Các tác phẩm do AI tạo ra có yêu cầu bản quyền hoặc hệ thống thúc đẩy tương tự?” Và một vài câu hỏi khác cũng đã được thêm vào, đặc biệt là về hàng giả và thiết kế.

Hai mục mới bao gồm thương hiệu (vấn đề 13) và bí mật thương mại (vấn đề 14). Văn bản về các vấn đề được sửa đổi lưu ý rằng “có thể có những lĩnh vực của luật thương hiệu bị ảnh hưởng bởi AI” và tuyên bố rằng “các câu hỏi phát sinh liên quan đến khả năng đăng kí, vi phạm và cạnh tranh không lành mạnh.’’ Nó đặt ra 6 câu hỏi cụ thể.

AI trong bí mật thương mại

Dự thảo tuyên bố rằng “các bí mật thương mại ngày càng được dựa vào để bảo vệ việc đầu tư trong thu thập, quản lý dữ liệu và đổi mới trong lĩnh vực AI”; đồng thời xác định bảy câu hỏi về cân bằng giữa bảo hộ sự đổi mới và lợi ích bên thứ ba. Liệu các ứng dụng dữ liệu AI có thể được bảo hộ bằng các bí mật thương mại hay không?

Vấn đề 15 bao gồm nâng cao năng lực và câu hỏi mới :“Những loại cơ chế hợp tác giữa các quốc gia có sự phát triển công nghệ tương tự nhau trong AI và IP có thể được hình dung như thế nào?”. Cuối cùng, vấn đề 16 là trách nhiệm đối với việc truy tố và quản lý các ứng dụng IP. Bao gồm các câu hỏi pháp lý được đưa ra khi sử dụng các ứng dụng AI trong việc ra quyết định, các quyết định có thể được đưa ra bởi các ứng dụng AI và cơ chế khiếu nại.

Nguồn phong phú cho việc thảo luận

Các câu hỏi sửa đổi này là một nguồn dồi dào thông tin cho việc tranh luận. Hội thảo sửa đổi sẽ tổ chức chính thức từ ngày 7-9/7. Bất kỳ ai quan tâm đến chủ đề này đều được khuyến khích tham gia. Chương trình nghị sự tạm thời bao gồm các bài thuyết trình từ H.E. Mr. Oman Sultan Al Olama- Bộ trưởng Bộ Trí tuệ nhân tạo (U.A.E); Giáo sư Ahmed Elgammal- Ngành Khoa học máy tính tại Đại học Rutgers ( Hoa Kỳ); Thẩm phán Klaus Grabinski, Tòa án Liên bang (Đức); và Thẩm phán Judge Kathleen O’Malley- Tòa phúc thẩm khu vực liên bang.

-Iron Castle-