Năm 2019 là một năm đầy biến động đối với luật bảo hộ sáng chế ở Hoa Kỳ. Tòa án tối cao Hoa Kỳ và Tòa phúc thẩm Liên bang đã đưa ra một số phán quyết quan trọng (Tòa phúc thẩm có nhiệm vụ xem xét tất cả các quyết định trong các vụ kiện liên quan đến bằng sáng chế của tòa án quận). Những phán quyết này có thể ảnh hưởng đến quyền của chủ sở hữu bằng sáng chế. Bài viết này sẽ đánh giá các phán quyết quan trọng nhất.

C:\Users\MyPC\Downloads\istock_000019576650large.jpg
2019 là một năm nhiều sự kiện đối với luật bảo hộ sáng chế ở Hoa Kỳ. Ảnh: findingipvalue

1. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe Helsinn và Công ty dược phẩm Hoa Kỳ

“Lệnh cấm bán” là một học thuyết pháp lý ngăn cản một nhà sáng chế xin cấp bằng bảo hộ độc quyền cho một sáng chế đã được khai thác thương mại hoặc chào bán trước khi nộp đơn đăng ký. Cơ sở lý luận chính trị cho lệnh cấm bán là một nhà sáng chế không được khai thác thương mại sáng chế của mình bằng cách cung cấp nó cho người khác, chỉ để loại trừ những người khác khỏi sáng chế đó bằng cách xin cấp bằng cho nó.

Tiền lệ

Các tòa án Hoa Kỳ từ lâu đã áp dụng lệnh cấm bán để làm mất hiệu lực các bằng sáng chế; mà trong đó sáng chế đã được thương mại hóa hoặc chào bán một cách bí mật. Tuy nhiên, Đạo luật về sáng chế của Hoa Kỳ (AIA) năm 2011 đã thay đổi nội dụng ứng dụng quản lý theo quy chế của Hoa Kỳ đối với lệnh cấm bán – Điều 35 Mục 102. Theo phiên bản mới của Mục 102 trong đạo luật AIA, từ chối cấp bằng bảo hộ đối với các sáng chế “được bày bán; HOẶC bộc lộ công khai trước ngày đơn của sáng chế có hiệu lực. Từ “HOẶC” không xuất hiện trong phiên bản trước đây của mục 102.

Chủ sở hữu Helsinn lập luận rằng sự thay đổi đối với nội dung luật định của mục 102 trong đạo luật AIA là lệnh cấm bán không có nghĩa sẽ không cấp bằng độc quyền sáng chế trong những trường hợp mà việc bày bán sáng chế đó đã xảy ra trước khi đơn đăng ký bằng sáng chế được đệ trình; nhưng các chi tiết của sáng chế đó được giữ bí mật; do đó chưa được bộc lộ công khai. Vào ngày 22/01/2019, Tòa án Tối cao đã bác bỏ lập luận đó, cho rằng từ “hoặc” trong đạo luật AIA không đủ để lật ngược “tiền lệ đạo luật AIA đã được định sẵn”, trong đó lệnh cấm bán đã được áp dụng cho cả việc bán hàng một cách bí mật.

C:\Users\MyPC\Downloads\maxresdefault.jpg
Đạo luật AIA sẽ ngăn chặn việc áp dụng lệnh cấm bán với cả các hoạt động bán hàng một cách bí mật. Ảnh: Daniel Meeks

Kết quả

Phán quyết với Helsinn của Tòa án Tối cao đã dập tắt hy vọng rằng đạo luật AIA sẽ ngăn chặn việc áp dụng lệnh cấm bán với cả các hoạt động bán hàng một cách bí mật. Theo vụ việc của Helsinn, các nhà sáng chế phải tiếp tục thận trọng khi tiến hành các giao dịch liên quan đến các sáng chế đã được cấp bằng sáng chế của họ trước khi nộp đơn đăng ký cấp bằng sáng chế cho nó.

2. Return Mail và vụ kiện với Bưu điện Hoa Kỳ

C:\Users\MyPC\Downloads\Patent+Law.png
Liệu Bưu điện Hoa Kỳ có thể sử dụng các thủ tục AIA để khiếu nại với bằng sáng chế thuộc sở hữu của một bên tư nhân hay không? Ảnh: subscriptlaw

Việc thông qua đạo luật AIA vào năm 2011 đã tạo ra ba thủ tục hành chính mới; mà theo đó một “người” có thể khiếu nại tính hợp lệ của những bằng sáng chế đã được cấp tại Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (UPSTO): đánh giá giữa các quá trình (IPR); đánh giá sau cấp bằng (PGRs); và đánh giá phương pháp kinh doanh được đề cập (đánh giá CBM). Câu hỏi được nêu ra trong vụ của Return Mail là liệu một cơ quan của chính phủ Hoa Kỳ – Bưu điện Hoa Kỳ – có phải là “người” có thể sử dụng các thủ tục AIA này để khiếu nại với bằng sáng chế thuộc sở hữu của một bên tư nhân hay không.

Kết quả

Vào ngày 10/06/2019, Tòa án Tối cao trong quyết định 6-3 đã trả lời câu hỏi đó theo hướng tiêu cực: theo Tòa án Tối cao, một cơ quan chính phủ Hoa Kỳ không thể phản đối các bằng sáng chế sử dụng IPR, PGR hoặc CBM. Vì từ “người” từ lâu đã được cho là loại trừ chính phủ hoặc cơ quan chính phủ; và không có gì trong đạo luật AIA biện minh cho việc thay thế giả định đó.

Phán quyết với Return Mail của Tòa án Tối cao miễn trừ các bằng sáng chế đã cấp bằng các thủ tục IPR, PGR hoặc CBM do chính phủ Hoa Kỳ cấp. Hơn nữa, các vụ kiện vi phạm bằng sáng chế chống lại chính phủ Hoa Kỳ chỉ có thể được đưa ra tại một tòa án chuyên biệt – Tòa án Liên bang. Vì vậy, có vẻ như sau phán quyết với Return Mai, cơ sở duy nhất mà chính phủ Hoa Kỳ rõ ràng có thể phản đối tính hợp lệ của bằng sáng chế đã cấp thuộc sở hữu của một bên tư nhân là để đối phó với một vụ kiện vi phạm do bên đó đưa ra tại Tòa án Khiếu nại Liên bang.

3. Ban quản trị Đại học Minnesota và Tập đoàn LSI

Tại Hoa Kỳ, các tiểu bang và các tổ chức nằm trong tiểu bang, bao gồm cả các trường đại học nằm trong tiểu bang, thường được hưởng quyền miễn trừ đối với các vụ kiện do các bên tư nhân đưa ra theo học thuyết “quyền miễn trừ của tiểu bang”. Trong vụ kiện ban quản trị của Đại học Minnesota, Đại học Minnesota lập luận rằng quyền miễn trừ quốc gia ngăn cản các bằng sáng chế của họ bị phản đối trong một thủ tục IPR do tập đoàn LSI khởi xướng.

Vào ngày 14 tháng 6 năm 2019,Tòa án Liên bang đã bác bỏ lập luận đó kết luận rằng IPR – mặc dù giống với các vụ kiện tư nhân ở một số khía cạnh — nhưng cuối cùng chúng không phải là một vụ kiện mà là “các hành động bắt buộc của cơ quan” (nghĩa là các hành động do UPSTO tiến hành) không áp dụng quyền miễn trừ quốc gia.

Kết quả

Đại học Minnesota quyết định dung hòa giữa việc xử lý quyền miễn trừ quốc gia của Tòa án Liên bang với việc xử lý quyền miễn trừ của người Mỹ bản địa trước đây trong thủ tục IPR. Vào năm 2018, Quyết định của Tòa án Liên bang trong vụ cơ quan chính phủ Saint Regis Mohawk Tribe kiện công ty dược phẩm Mylan cho rằng việc chuyển giao các bằng sáng chế cho cơ quan Saint Regis Mohawk Tribe không đủ để bảo vệ các bằng sáng chế đó khỏi các thách thức về quyền sở hữu trí tuệ. Với Đại học Minnesota, rõ ràng quyền sở hữu nhà nước cũng sẽ không bảo vệ những tấm bằng sáng chế khỏi các thách thức về quyền sở hữu trí tuệ.

4.  Tập đoàn AVX và Công ty Presidio Components

Đạo luật AIA tuyên bố rằng nếu một bên không hài lòng với quyết định của UPSTO trong thủ tục IPR có thể gửi khiếu nại với quyết định đó đến Cơ quan Liên bang. Tuy nhiên, quyền khiếu nại đó không được đảm bảo. Bởi vì không giống như UPSTO, Tòa án Liên bang được thành lập theo Điều III của Hiến pháp Hoa Kỳ. Tòa án Liên bang cho rằng để kháng cáo một quyết định về quyền sở hữu trí tuệ, một bên phải có trong “Điều III”. Để chứng minh Điều III, một bên phải chứng minh mình phải chịu những tổn hại không xác định.

Theo học thuyết về “vị thế của đối thủ cạnh tranh”, một bên thường có thể chứng minh quan điểm của Điều III bằng cách cáo buộc rằng chính phủ Hoa Kỳ đã thực hiện một số hành động dẫn đến thiệt hại kinh tế cho bên đó. Ví dụ, Điều III dựa trên thiệt hại kinh tế đã được thấy. Trong đó chính phủ thực hiện một hành động có tác động hạ giá; hoặc hạn chế doanh số bán hàng tự nhiên đối với doanh thu của bên đó.

Diễn biến

Tuy nhiên, ở vụ kiện của tập đoàn AVX, Cơ quan Liên bang đã bác bỏ lập luận mà học thuyết “vị thế của đối thủ cạnh tranh” áp dụng cho những người khiếu nại quyền sở hữu trí tuệ thất bại. Theo Cơ quan Liên bang, việc UPSTO duy trì hiệu lực của một số tuyên bố về bằng sáng chế nhất định trong một thủ tục về quyền sở hữu trí tuệ “bằng hoạt động của các lực lượng kinh tế thông thường không gây hại cho một công ty chỉ vì nó là đối thủ cạnh tranh trên cùng thị trường, với người được cấp bằng sáng chế.”

C:\Users\MyPC\Downloads\patent office magnifying glass_7_0.jpg
Tòa án Liên Bang đã bác bỏ kháng cáo của tập đoàn AVX. Ảnh: natlawreview

Vụ AVX chỉ là một trong số các quyết định cho rằng khi một bên không hài lòng với quyết định của UPSTO trong IPR, trước tiên phải chứng minh điều khoản III để kháng nghị quyết định đó. Trong một trường hợp gần đây hơn nữa, Công ty General Electric (“GE”) kiện tập đoàn United Technologies lên Tòa án Liên bang vào ngày 10/07/2019; cho rằng GE đã không đáp ứng được trách nhiệm của mình trong việc thể hiện Điều III. Ngay cả khi GE đã nhờ luật sư của họ đệ trình các khiếu nại cáo buộc rằng các tuyên bố về bằng sáng chế được UPSTO duy trì trong IPR đã buộc General Electric phải giới hạn phạm vi thiết kế động cơ máy bay của mình.

Quan điểm của tòa án

Theo Tòa án Liên bang, “sự bị ảnh hưởng do cạnh tranh có chủ đích của GE là quá lý thuyết để hỗ trợ vị thế hợp hiến”. Do đó, các công ty dự định nộp đơn IPR chống lại bằng sáng chế của đối thủ cạnh tranh nên cân nhắc xem liệu có thể chỉ ra các ảnh hưởng do cạnh tranh hay không. Và nên xem xét các lựa chọn bổ sung để thách thức tính hợp lệ của bằng sáng chế trong trường hợp quyền sở hữu trí tuệ không thành công.

5. Công ty Athena Diagnostics và Công ty TNHH Mayo Collaborative Servs               

Năm 2012, Tòa án Tối cao tại vụ kiện Mayo Collective Servs – Tập đoàn Prometheus Labs tuyên bố sáng chế “phương pháp tối ưu hóa hiệu quả điều trị” không được bảo hộ. Phác đồ điều trị dựa trên mối tương quan giữa việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân và nồng độ của các chất chuyển hóa của thuốc trong máu của bệnh nhân. Theo Tòa án Tối cao, những tuyên bố đó hướng đến một “quy luật tự nhiên”. Do đó, không đủ điều kiện cấp bằng sáng chế dưới Điều 35 Mục 101 trong Quy chế về bằng sáng chế của Hoa Kỳ.

Kể từ năm 2012, Liên bang liên tục dựa vào phán quyết Mayo của Tòa án tối cao để hủy các tuyên bố hướng đến các phương pháp chẩn đoán bệnh bằng công nghệ “thông thường” hoặc “tự nhiên” – ngay cả khi phương pháp chẩn đoán mới được phát hiện. Ví dụ mới nhất là quyết định của Tòa án Liên bang trong vụ kiện của Athena Diagnostics.

Tại đó, Tòa án Liên bang đã từ chối yêu cầu cấp bằng sáng chế của Athena. Theo Mục 101 về việc phát hiện các kháng thể ở động vật có vú bằng cách sử dụng các biểu mô MuSK – loại protein có liên quan đến bệnh suy cơ do rối loạn thần kinh. Tòa án Liên bang thừa nhận rằng, “trước phát hiện [của các nhà sáng chế], không có gì liên quan đến MuSK,” nhưng kết luận rằng “tiến bộ được tuyên bố chỉ là trong việc khám phá ra một quy luật tự nhiên. Các bước bổ sung chỉ dùng lại các kỹ thuật thông thường để phát hiện ra quy luật tự nhiên đó.”

Điểm nổi bật

Tuy nhiên, trường hợp này đã phát sinh sau phán quyết ngày 6 tháng Hai. Vào ngày 03/07/2019, Tòa án Liên bang đã ban hành lệnh từ chối kháng cáo của Athena về việc yêu cầu tất cả các thẩm phán của Hiệp hội Liên bang phản quyết lại vụ án. Đi kèm với lệnh này là hơn 80 trang bình luận của cá nhân thẩm phán Liên bang. Trong đó Thẩm phán chỉ trích cả phán quyết vụ Mayo năm 2012 của Tòa án tối cao và việc áp dụng nó của Tòa án Liên bang.

Một số thẩm phán của Tòa án Liên bang bày tỏ quan điểm rằng: Phán quyết với Mayo năm 2012 của Tòa án Tối cao đã gây nguy hiểm cho khả năng cấp bằng sáng chế của các phương pháp chẩn đoán ở Hoa Kỳ. Đồng thời, làm tổn hại đến các mục tiêu nhằm khuyến khích ngành công nghệ sinh học Hoa Kỳ phát triển các công cụ chẩn đoán mới.

Một số người khác chỉ ra rằng cải cách lập pháp ở Mục 101 sẽ là cần thiết để giải quyết những vấn đề đó. Các công ty dược phẩm và thiết bị y tế nên tiếp tục theo dõi những phát triển trong luật liên quan đến Điều 35 Mục 101. Cả UPSTO và Quốc hội Hoa Kỳ cũng đang nỗ lực làm rõ luật trong lĩnh vực này.

– Rùa –