Tính độc đáo trong thiết kế là một vấn đề gai góc. Mặc dù những hành vi gian dối, trộm cắp tài sản cũng như vi phạm luật nhãn hiệu luôn được cộng đồng quốc tế lên án đúng mực, nhưng không phải lúc nào, những vấn đề này đều được giải quyết sáng tỏ.

Như Oscar Wilde từng nói: “Tài năng đi vay, thiên tài ăn cắp”. Nhưng dù có ăn cắp hay không, rất có thể ai đó đã có một ý tưởng giống như bạn. Điều này đặc biệt đúng khi nói đến những thiết kế mang hình dạng đơn giản.

Kỹ năng trong việc thiết kế logo đến từ việc tìm ra được những điểm khác biệt, từ một ý tưởng đơn giản nhưng tinh tế, đến xây dựng một thương hiệu lớn mạnh. Tuy nhiên, logo chỉ đóng vai trò một phần nhỏ trong quá trình này. Vấn đề quan trọng là liệu các logo tương tự nhau có cùng nằm chung một lĩnh vực hay không.

Dưới đây là 8 trường hợp mà logo của những hãng nổi tiếng có độ giống nhau đến khó tin. Một số trường hợp đã phải nhờ đến các luật sư để giải quyết hiện trạng này.

Azuma Drive-In và Airbnb

Khi DesignStudio công bố biểu tượng Bélo mới của mình cho Airbnb vào năm 2014, một logo mang ý nghĩa “đến với nhau” và “đi muôn nơi”, internet trở nên rầm rộ hơn bao giờ hết. Người xem trên thế giới đưa ra những so sánh khác nhau về logo này. Họ so sánh logo giống như những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể cho đến cái cằm của Peter Griffin (nhân vật hoạt hình trong “Family Guy”)

Sự việc cũng nhận được sự quan tâm từ các hãng khác, từ Habitat tới tạp chí Monocle và như Erik Spiekerman đã chỉ ra trên Twitter vào thời điểm đó, các thương hiệu ít được biết đến như Automation Anywhere và Network cũng đã tham gia.

Nếu tìm hiểu sâu hơn nữa, bạn sẽ biết được rằng có một logo thậm chí còn có điểm tương đồng gần như hoàn toàn với Airbnb. Đó là Azuma, logo của một nhà hang cho các tài xế  tại Nhật Bản được thiết kế vào năm 1975. Liệu DesignStudio đã bỏ qua Azuma hay không vẫn còn là một điều đáng nghi ngờ.

National Film Board và Virtual Global Taskforce

Khi nói đến những ẩn dụ đằng sau mỗi logo, mỗi người sẽ cho ra những ý tưởng khác nhau. Logo với một con mắt khổng lồ, kết hợp với một vài đường nét đã tạo thành một logo đặc biệt năm 1969 của Ủy ban Điện ảnh Quốc gia Canada (National Film Board). Được biết đến với cái tên ‘Loài người đang nhìn’, logo được dùng để tượng trưng cho tầm nhìn của nhân loại. Và từ đó logo đã được chỉnh sửa để phù hợp hơn với thời đại.

Trong khi đó, Virtual Global Taskforce – một tổ chức giải quyết vấn đề bạo lực tình dục trẻ em, bằng cách nào đó đã tạo ra một hình ảnh tương tự cho dịch vụ của mình. Logo giống như muốn cảnh báo tới tất cả những người đang sử dụng internet và những kẻ đang dòm ngó tới những đứa trẻ.

Starbucks và Starpreya

Tiếp theo là cuộc đụng độ phong caschDavid và Goliath của 2 logo tương tự nhau trong cùng một lĩnh vực: Starbucks, gã khổng lồ cà phê toàn cầu và Elpreya công ty nhỏ của Hàn Quốc bán cà phê dưới thương hiệu Starpreya, một cái tên bắt nguồn từ Nữ thần Bắc Âu Freja.

Elpreya bắt đầu kinh doanh vào năm 1999, cùng năm với Starbuck mở cửa hang đầu tiên tại Hàn Quốc. Cả hai đều có tên thương hiệu được bao quanh bởi một vòng tròn xanh lá và một nhân vật nữ màu trắng nằm ở trung tâm và bên ngoài là nền màu đen. Quan trọng hơn cả là cả hai hãng đều bán cà phê.

Starbucks đã tuyên bố Elpreya vi phạm bản quyền, nhưng Tòa án Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc không đồng ý và cho rằng hai nhãn hiệu quá khác nhau để gây nhầm lẫn. Mức độ công bằng của Tòa án là một câu hỏi, nhưng bên yếu đã giành được chiến thắng. Vào năm 2011, với sự giúp đỡ của Lipppincott, Starbucks sau đó đã từ bỏ vòng tròn màu xanh lá câu của mình và biến nàng tiên cá trở thành một tài sản thương hiệu đặc biệt.

Gucci và Chanel

Thiết kế chữ lồng rất phổ biến trong thiết kế thời trang, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi hai thương hiệu thời trang cao cấp nổi tiếng đã tìm thấy một số điểm chung khi lồng ghép các ký tự vào với nhau.

Thực tế, hai chữ G của Gucci và hai chữ C của Chanel đều dựa theo nguyên lý hình học trong thiết kế, và kết quả khi sử dung hai chữ cái khi lồng vào nhau sẽ tạo ra những vòng tròn ở lõi. Nhưng có một đặc điểm khác biệt đáng chú ý: chữ G sẽ hướng vào trong, trong khi chữ C quay ra ngoài. Gucci đã sử dụng đường nét mỏng, và chữ Gucci cũng  nhỏ hơn so với chữ Chanel.

Tuy nhiên, Gucci còn có những mối quan tâm lớn hơn so với Chanel trong những năm gần đây. Cụ thể, cuộc chiến pháp lý kéo dài 9 năm với Guess về việc giải thích chữ G lồng ghép vào nhau, cũng như các thiết kế nhái khác. Cuối cùng, sự việc kết thúc năm 2018 với một thỏa thuận không được tiết lộ.

Beats Electronics và Stadt Bruhl

Which two companies or brands have similar logos? - Quora

Nếu điểm chung có thể được tìm thấy với các logo dạng monogram, thì khi một doanh nghiệp sử dụng một chữ cái duy nhất để đại diện, chắc chắn sẽ xảy ra việc một bên khác có một thiết kế tương tự trong lĩnh vực khác.

Đây cũng chính là trường hợp của Beats by Dre, với chữ “b” thường, phông Bauhaus bên trong một vòng tròn, giống một cái tai nghe. Được thành lập vào năm 2006 bởi Doctor Dre, Beats Electronics nhanh chóng biến tai nghe trở thành đối tượng được yêu thích. Về logo, nó gần giống với một logo được thiết kế bởi Anton Stankowski sử dụng cho thành phố Stadt Bruhl vào năm 1971.

Sun Microsystems và Columbia Sportswear

8 famous logos that look unbelievably similar | Famous logos, Logos, Logo  branding

Được thiết kế bởi giáo sư khoa học máy tính Vaughan Pratt vào những năm 1980, logo của Sun Microsystems là một ‘chuỗi ambigram đối xứng xoáy’ – theo thuật ngữ của người ngoài đọc là ‘mặt trời’ dù xoay theo chiều nào đi nữa.

Ở một mức độ nào đó, nếu bạn không để ý và bỏ qua các chi tiết đồ họa quan trọng, logo của Columbia Sportswear chắc chắn cũng có những điểm giống vậy. Logo này được hình thành từ các hình dạng lồng vào nhau, phần đầu tròn và xoay ở cùng một góc và có cùng tỷ lệ.

Các hình dạng lồng vào nhau được cách điệu của Columbia tượng trưng cho một kiểu dệt đan vào nhau, nhưng chính vì thế mà logo thiếu sự uốn lượn, khiến logo ‘Mặt trời’ được đánh giá cao. Sự thay đổi cũng đảm bảo logo Mặt trời đứng vững trước thời gian cho đến khi công ty được Oracle mua lại vào năm 2010.

Paypal và Pandora

PayPal kiện Pandora vì logo quá giống, dễ khiến người dùng nhầm lẫn » Cập  nhật tin tức Công Nghệ mới nhất | Trangcongnghe.com

Kết thúc bài viết sẽ là một trận chiến khác giữa các logo khiến các luật sư phải vào cuộc và chứng minh được rằng việc sử dụng một chữ cái duy nhất để đại diện cho thương hiệu không phải là điều an toàn, đặc biệt nếu có giống với logo của thương hiệu khác.

Khi dịch vụ phát nhạc trực tuyến Pandora công bố logo của mình vào năm 2016 là một chữ P màu xanh lam, Paypal đã cảm thấy khó chịu với điều này. Hai chữ P màu xanh chồng lên nhau, cả hai đều được tô màu toàn bộ, chắc chắn tạo ra điểm tương đồng.

Thực tế, theo như một phần vụ kiện năm 2017, PayPal đã gửi hơn 100 trang bài đăng trên mạng xã hội từ những người dùng bị nhầm lẫn giữa hai ứng dụng. Một thỏa thuận được đưa ra ba tháng sau đó, logo mới của Pandora được ra mắt. Một logo với dáng thiết kế như ban đầu nhưng được trang trí thêm bằng các đường lượn sóng bổ sung thêm màu tím, đỏ cam thêm cho màu xanh ban đầu. Đọc thêm tại đây.