Sau khi bị lôi kéo vào một vụ kiện cáo vi phạm nhãn hiệu kéo dài hai năm với một thương hiệu quần áo Mỹ có tên là Gap, một doanh nghiệp bản địa có trụ sở tại Melbourne, Úc với tên thương hiệu là “Clothing the Gap” đã phải đầu hàng và buộc phải đổi tên thương hiệu của mình.
Đến cuối tháng 7 năm 2021, thương hiệu thời trang ở Melbourn chuyên bán quần áo sẽ phải đổi tên thành “Clothing the Gaps”. Doanh nghiệp này sẽ buộc phải thêm một chữ cái bổ sung lên thương hiệu ban đầu của nó – Clothing the Gap.
Được biết, cửa hàng này buộc phải đổi tên thương hiệu của mình sau khi một đại biểu của Cơ quan Đăng ký Nhãn hiệu Thương Mại ra quyết định phản đối về việc sử dụng chữ “Gap” trong tên thương hiệu của cửa hàng này. Tập đoàn Gap (Hoa Kỳ) biết về đơn đăng ký nhãn hiệu “Clothing the Gap” này ở Úc và đã gửi một lệnh ngừng hoạt động và yêu cầu rút đơn cho người sáng lập và giám đốc điều hành Laura Thompson vào năm 2019.
Trong một bài báo trên abc.net.au, bà Laura Thompson đã nói rằng thương hiệu của bà chỉ mang ý nghĩa là một cách chơi chữ “Clothing the Gap” (khá tương tự với thành ngữ “Closing the Gap” – Rút ngắn khoảng cách).
Vào tháng 11 năm 2020, một thẩm phán đã ra phán quyết có lợi cho tập đoàn Gap (Hoa Kỳ). Sau đó 2 bên đã thỏa thuận với nhau và cuối cùng có quyết định là thương hiệu “Clothing the Gap” sẽ phải đổi tên thương hiệu của mình.
Ý kiến chuyên gia
Marion Heathcote, một giám đốc tại Davies Collison Cave cho biết rằng: “Về mặt tài chính, bất kỳ sự thay đổi nào đối với thương hiệu cũng phải trả giá bằng lợi ích kinh doanh. Và lợi ích đó còn lớn hơn nhiều đối với một doanh nghiệp xã hội như doanh nghiệp mà bà Thompson đang điều hành. Bất chấp mọi ảnh hưởng về các giá trị tinh thần có thể đến từ vụ kiện, công ty của Thompson đã chọn cách phản hồi một cách thực dụng.
Quyết định của Tòa là một quyết định phản đối ở cấp Đăng ký (Registry) mà có thể được kháng cáo trước Tòa án Liên bang. Bà Thompson đã có kinh nghiệm rằng dù có phản đối thì cũng không có gì chắc chắn rằng mình sẽ thắng kiện. Bằng cách tập trung vào một giải pháp thực tế thay vì phản đối quyết định, theo cách nói của riêng mình, bà ấy đã chọn tập trung sức lực kinh doanh của mình vào ‘mục đích’ kinh doanh của mình hơn là các cuộc chiến pháp lý đang diễn ra.”
Hiện tại, tòa án đang cho phép doanh nghiệp của bà Thompson với khoảng 15 nhân viên bản địa tiếp tục sử dụng thương hiệu Clothing the Gap cho đến ngày 30 tháng 7 năm 2021.
Bản chất doanh nghiệp của xã hội
Bà Thompson giải thích trong bài báo rằng Clothing the Gap có ý nghĩa theo đuổi việc thu hẹp khoảng cách để làm cho cuộc sống tốt hơn cho khu vực bản địa ở Úc. Tuy nhiên, trên thực tế, thực sự vẫn còn nhiều khoảng trống cần lấp đầy và đóng lại để đạt được mục tiêu này. Do đó, tên thương hiệu mới, Clothing the Gaps, nghe có vẻ phù hợp với chủ trương này.
Bà Heathcote cho biết thêm: “Những quy trình, thủ tục phức tạp của hệ thống SHTT có thể là thách thức đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Đặc biệt, nó sẽ trở nên cực kì khó khăn đối với một doanh nghiệp đã tham gia vào quá trình này và được nhận diện, trở nên nổi tiếng khi đã thành công đăng ký nhãn hiệu thương mại và để rồi cuối cùng, lại phải mất đi thương hiệu dưới đơn phản đối của một doanh nghiệp khác. Bi kịch của trường hợp này đã phản ánh bản chất doanh nghiệp của xã hội và được biết rằng mục đích phía sau tên thương hiệu của doanh nghiệp còn khiến cho câu chuyện này trở nên tàn khốc hơn.”
Hiện nay, cửa hàng quần áo Clothing the Gap đang bán giảm giá tất cả các sản phẩm có từ “Gap” của mình để có thể chuyển sang thương hiệu mới.
-Huntress-