Mới đây, Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc đã cho thấy sự tán thành quan điểm đối với việc các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng cũng có thể nhận được sự bảo hộ bản quyền nếu tính thực tiễn và tính nghệ thuật của chúng có thể tách rời.

Tác phẩm nghệ thuật ứng dụng là cụm từ chỉ các sáng tạo “được sử dụng trong thực tế, cho dù là hàng thủ công mỹ nghệ hay các tác phẩm được sản xuất ở quy mô công nghiệp”. Theo như quan điểm trên, một chai Hennessy Paradis hay một chiếc máy ảnh ALPA đều là những ví dụ cụ thể cho nghệ thuật ứng dụng.

Là một trong những quốc gia ký kết Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, Trung Quốc có nghĩa vụ bảo vệ quyền tác giả của các công trình đó. Tuy nhiên, Luật Bản quyền và các quy định hiện hành của Trung Quốc lại vẫn “im lặng” khi đề cập đến chủ đề nghệ thuật ứng dụng.

Không có điều khoản nào quy định rõ ràng về việc bảo vệ các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng trong luật bản quyền hiện hành của Trung Quốc. Cho đến nay, khi xem xét những vấn đề có liên quan, các tòa án đều đang sử dụng các cách tiếp cận khác nhau.

Việc bảo hộ bản quyền cho các sáng tạo thuộc loại hình nghệ thuật ứng dụng đã được xem xét dựa trên các biện pháp bảo vệ dành cho các tác phẩm mỹ thuật trong một số trường hợp. Tuy nhiên, trong Vụ kiện hướng dẫn số 157 (指导 案例 157 号) năm 2021, Tòa án nhân dân tối cao (SPC) đã tán thành quan điểm các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng có quyền nhận được sự bảo hộ bản quyền chính đáng.

Tán thành bảo vệ bản quyền cho nghệ thuật ứng dụng

Nhiều tòa án từ trước đến nay đều chọn cách đưa ra các phán quyết dựa trên các biện pháp bảo vệ của Luật Bản quyền đối với các tác phẩm nghệ thuật nói chung. Có một tòa án, cách đây vài năm, đã ra phán quyết rằng các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng cũng được bảo hộ quyền tác giả mà không cần dựa vào các điều khoản liên quan đến tác phẩm mỹ thuật.

Một vụ kiện trước đó liên quan tới sản phẩm nội thất cũng đã xảy ra  tại Trung Quốc. Bên khiếu nại yêu cầu bảo vệ bản quyền cho một tủ quần áo với thiết kế tổng thể gồm các đường vân gỗ, các bộ phận kim loại, cách sắp xếp đối xứng kiểu Trung Quốc cùng các các yếu tố Trung Quốc và phương Tây kết hợp.

Dựa vào lập luận cho rằng sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu về tính nguyên bản, khả năng phái sinh và đạt một mức độ nhất định về giá trị nghệ thuật hoặc thẩm mỹ, thì các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng (chẳng hạn như đồ nội thất) cần phải được bảo vệ bản quyền dưới tư cách là một một đối tượng độc lập, khác với các tác phẩm nghệ thuật chung chung, Luật sư của bên khiếu nại vi phạm đã thành công bảo vệ thân chủ của mình.



Trung Quốc tán thành bảo vệ bản quyền cho nghệ thuật ứng dụng (iprime.law)

Tòa án nhân dân tối cũng cao lưu ý rằng “trong trường hợp không thể tách rời tính thực tiễn và tính nghệ thuật của tác phẩm thì đối tượng đó không phải là tác phẩm nghệ thuật được luật bản quyền bảo hộ”. Trên thực tế, việc xác định xem tính thực tiễn và tính nghệ thuật của một tác phẩm có thể tách rời nhau hay không không phải là một quá trình đơn giản.

Bất chấp tuyên bố của tòa án cấp cao nhất về bản quyền tác phẩm nghệ thuật ứng dụng, các tòa án ở Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục phân định ranh giới mà các tác phẩm được nhận quyền bảo hộ. Với lưu ý này, các thương hiệu cũng nên cân nhắc về việc quá coi trọng tính độc đáo của các thiết kế sản phẩm trong chiến lược tiếp thị của mình, bất kể những thiết kế đó có bắt mắt đến đâu.