Logo âm thanh có vẻ là một thuật ngữ vô cùng lạ lẫm. Nhưng sau cùng, khi bạn nghĩ về logo, bạn có thể nghĩ đến một cái gì đó mang tính trực quan. Tuy nhiên, logo tạo nên thương hiệu không chỉ là những gì mà chúng ta thấy mà còn là những gì chúng ta nghe thấy. Vì vậy, trong những năm gần đây, cụm từ ‘logo âm thanh’, ‘thương hiệu âm thanh’ đã dần xuất hiện để mô tả âm thanh tương ứng với những logo hình.

Vậy, thực chất những logo âm thanh này là gì?

Đầu tiên, hãy tìm hiểu khái niệm từ ‘soundbite’. Soudbite có nghĩa là một đoạn âm thanh, bài phát biểu…. ngắn nhưng lại hấp dẫn người xem và khiến họ nhớ đến nội dung đó mãi về sau.

Logo âm thanh chính là những soudbite như thế và chúng thường không quá vài giây. Kết hợp với logo hình sẽ giúp tăng cường sự nhận diện thương hiệu về tổng thể. Những logo âm thanh nổi tiếng còn có thể trở thành những danh mục quảng cáo trên các phương tiện truyền thông như radio, podcast hoặc nền tảng ứng dụng nghe nhạc.

Theo quy định mới nhất của Luật Sở hữu trí tuệ, âm thanh sẽ được bảo hộ như các sản phẩm, dịch vụ khác. Vì vậy, những logo âm thanh này sẽ được các công ty đăng ký nhãn hiệu giống như logo hình. Tương tự như những logo hình, một logo âm thanh tốt sẽ ngay lập tức được mọi người chú ý, tạo cảm xúc cho người nghe.

Dưới đây là một số ví dụ nổi tiếng nhất về những logo âm thanh.

1. Intro Intel

Được tạo ra bởi nhạc sĩ người Áo, Walter Werzowa vào những năm 1980, đoạn giới thiệu ba giây này đã trở thành một trong những logo âm thanh nổi tiếng nhất trong lịch sử. Ước tính rằng, đoạn nhạc gồm năm nốt này sẽ được bật mỗi năm phút một lần trên toàn thế giới.

Werzona ban đầu được thuê bởi Kyle Cooper, một người bạn tại R / GA LA. Ông cho rằng âm thanh là yếu tố cần thiết để truyền tải độ tin cậy, đổi mới cũng như sự tin tưởng tới khách hang. Ông đã bỏ ra 10 ngày để sáng tác các âm thanh và cuối cùng, ông đã tạo ra được bước đột phá với từ ‘Intel Inside’

Đoạn Intro này được biết đến rộng rãi bởi một phần là do chuỗi các nốt nhạc hấp dẫn, và cũng là do âm điệu của những nốt này. Bản thu âm ban đầu sử dụng sự kết hợp các nhạc cụ như đàn phiến gỗ, mộc cầm. Dù nghe có vẻ đơn giản, nhưng đoạn Intro được tạo ra từ 20 lớp âm thanh khác nhau.

Sự kết hợp giữa nhạc điện tử và nhạc dụng cụ trong sáng tác cảu Werzowa thật đáng khâm phục. Bởi nó phù hợp với thị hiếu người nghe và mang tính trường tồn với thời gian. Mặc dù trong nhiều thập kỷ qua, đoạn âm thanh này đã được cập nhật và thay đổi, không có dấu hiệu nào cho thấy logo âm thanh này sẽ bị lãng quên.

2. THX

THX là tên thương mại cho hệ thống tái tạo âm thanh chất lượng cao dành cho rạp chiếu phim, phòng chiếu phim, hệ thống rạp hát tại gia (home theater), loa máy tính, máy trò chơi (gameing console), âm thanh xe hơi. THX có thể được coi là hệ thống chứng nhận chất lượng âm thanh. Nếu một nhà sản xuất có phim được đóng dấu chứng nhận THX thì điều đó có nghĩa là đương nhiên bộ phim đó được chiếu ở rạp, âm thanh trong phim sẽ ở mức trung thực nhất và hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của hệ thống rạp chiếu phim THX

Nếu một doanh nghiệp tồn tại được là nhờ vào buôn bán dịch vụ âm thanh, một logo âm thanh đặc biệt có thể nói là đất diễn tuyệt vời.

Được thành lập vào năm 1993 bởi George Lucas, THX nổi tiếng với việc phát triển các tiêu chuẩn sản xuất âm thanh, hình ảnh có độ chính xác cao cho các rạp phim. Trong khán phòng lớn, bao quanh là những chiếc loa, âm thanh như trở nên bùng nổ, tạo cảm giác phấn khích cho người nghe.

Dựa trên âm thanh glissando đặc biệt, lướt qua từng nhịp, logo âm thanh của THX là một sản phẩm hoàn hảo khi tạo ra âm vực trầm. THX sẽ rất tự tin trở thành công ty dẫn đầu ngành với chính siêu phẩm này của mình trong thời gian tới.

3. McDonald

Dù có thích hay không, McDonald chắc chắn luôn biết cách xây dựng thương hiệu cho mình. Vì vậy, có lẽ sau lần chuyển nhượng thương mại vào anwm 1955, McDonald đã đợi gần nửa thế kỷ trước khi thực hiện chiến dịch tiếp thị toàn cầu hóa vào năm 2003.

Sự chờ đợi này đã được đền đáp xứng đáng. Khẩu hiệu ‘I’m lovin it’ cùng đoạn vocal hook bắt tai đã trở nên phổ biến và được mọi người nhận ra ngay lập tức. Sự phổ biến của đoạn logo âm nhạc nhạc còn gây ra tranh cãi về việc ai là người viết ra nó.

Sự thật thì rất phức tạp, nhưng về cơ bản, chiến dịch truyền thông liên tiếp đã tạo ra tiếng vang lớn. Bỏ qua các thành phần, bí mật về đoạn logo âm thanh này là nó rất linh hoạt và dễ thích nghi với thị trường các nước, ngôn ngữ và văn hóa.

4. Apple

Tất nhiên, các tên lớn như ‘Quả táo’ không thể không xuất hiện ở đây. Đối với nhiều thế hệ người dùng Apple, âm thanh đi kèm với việc bật máy tính là thứ khơi gợi cảm xúc cho tới tận ngày nay.

Chỉ cần nghe một loạt tiếng bíp và tiếng chuông trong video (từ chiếc Mac đầu tiên năm 1984), bạn có thể cảm thấy rùng mình khi nghe lại tiếng ‘your’. Như đã thấy, Apple có nhiều cách để tiếp cận thị trường thông qua việc sử dụng âm thanh. Tuy nhiên, âm thanh nổi tiếng nhất là tiếng chuông được sử dụng lần đầu trong iMac G3 và sau đó là cho tất cả các máy Mac từ 1998-2016. Trường hợp bạn đang thắc mắc, hợp âm là âm trưởng F và được tạo ra bằng cách chuyển cao độ âm thanh sang 840AV.

Tuy nhiên, các mẫu máy Mac từ cuối năm 2016 đã không còn âm thanh khi khởi động, trừ MacBook Air 13 inch, 2017. Theo Jim Reekes, người tạo ra vô số hiệu ứng âm thanh cho Mac trong thời gian làm việc tại Apple: “Khi không có âm thanh khởi động, điều này giống như việc bạn đang ngồi ở nhà hang và không có ai chào đón bạn.”

5. Windows 95

Trong lịch sử, Apple là lựa chọn hang đầu cho việc quảng cáo, nhưng Windows đã ghi điểm cao với việc phát hành Windows 95 bằng cách phát một đoạn nhạc pop của Brian Eno khi khởi động máy.

Trong thời gian Eno hoạt động với Roxy Music và làm việc với Bowie, David Byrne, Coldplay hay Damon Albarn, tiếng chuông Windows của ông gần như chắc chắn là bản nhạc được nghe nhiều nhất. Việc phát đi phát lại nhanh chóng khiến người nghe có cảm giác đây là âm nhạc đến từ thế giới khác.

Chính các nhà thiết kế của Microsoft là Mark Malamud và Erik Gavriluk đã mời Eno tham gia dự án. Theo lời Eno nhớ lại trong cuộc phỏng vấn trên tờ San Fransisco Chronicle: “Microsoft muốn môt bản nhạc truyền cảm hứng, phổ quát, lạc quan, đa cảm, tình cảm….và sau nữa là nó phải dài hơn ba giây. Tôi nghĩ điều này thật buồn cười nhưng cũng rất tuyệt vời. Bản nhạc sẽ giống như một viên ngọc nhỏ vậy” Và kết quả là thứ hiện ra trên các máy Mac, mặc dù bản nhạc dài gần sáu giây, gần gấp đôi so với yêu cầu. Bằng chứng này cho thấy một logo âm thanh không cần phải quá ngắn để trở nên nổi tiếng, miễn sao bạn là một thiên tài về âm nhạc.

Nhấn tại đây để hiểu rõ về quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.

(Còn tiếp)

-Thang Nguyen-