Nhận thức được sự hạn chế của các loại thiết bị do thám, điều tra dân sự trong thị trường Việt Nam hiện nay, ThS Lưu Hải Âu cùng nhóm nghiên cứu của mình đã cùng nhau sáng chế nên Thiết bị bay không người lái cánh cứng, cất cánh thẳng đứng, định vị tọa độ tâm ảnh chính xác theo công nghệ trạm tham chiếu ảo (GNSS-VRS).

Khởi nguồn từ một thiết bị bay phổ thông, ThS Lưu Hải Âu đã nảy ra ý tưởng cải tiến thiết bị đó trở thành một thiết bị chuyên dụng, dùng trong dân sự, điều tra dữ liệu tài nguyên, môi trường bởi lẽ ông đã nhận thức được những khó khăn, bất cập còn tồn đọng trong quá trình khảo sát, đo đạc số liệu trong ngành bản đồ ở khu vực rộng lớn, nơi khó tiếp cận.

Vốn Drone đã được coi là một trong những thiết bị dân dụng đo đạc tốt nhất trên thị trường, tuy nhiên, drone vẫn có rất nhiều hạn chế đã được cải thiện trong thiết bị bay không người lái UAV-VTOL-VRS của ThS Lưu Hải Âu.

Cụ thể, thiết bị này có thể chuyển từ chế độ phóng sang cất cánh thẳng đứng dạng cánh cứng mà không cần đường băng. Cải tiến này giúp cho thiết bị có thể di chuyển an toàn hơn ở các địa hình khó như rừng, đô thị.

Khi kết hợp ba hệ thống robot trên không (UAV), mặt đất (AGV-Survey), dưới nước (USV), cùng các cảm biến camera, laser,… thiết bị sẽ có thể đo đạc và thành lập bản đồ địa hình và điều tra các đối tượng thông tin địa lý tỷ lệ lớn trên cả mặt đất, trên không và dưới nước.

Thiết bị bay không người lái UAV-VTOL-VRS

Bộ ba thiết bị bay không người lái, robot và xuồng tự hành của nhóm nghiên cứu đã được thử nghiệm trên thực tế và cho ra các kết quả rất khả quan.

Để sáng chế nên thiết bị này, ThS Lưu Hải Âu kể rằng ông và nhóm nghiên cứu đã nhập những thiết bị bay không người lái siêu nhẹ của Thụy Sĩ để nghiên cứu, tìm hiểu cấu trúc, từ đó trở thành cơ sở để tạo nên thiết bị hiện tại.

Bàn luận về tầm quan trọng của các thiết bị bay không người lái, ThS Lưu Hải Âu cho biết rằng cơn sốt của drone đã bắt nguồn từ những năm 2014, thậm chí trước cả đó.

Tuy nhiên, so với các nước đang phát triển phía Tây, Việt Nam ta vẫn còn hạn chế về cơ sở hạ tầng và các công nghệ phục vụ để bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị tiên tiến này.

Ths Lưu Hải Âu giới thiệu bộ thiết bị bay cất hạ cánh thẳng đứng do nhóm phát triển. Ảnh: HM/VnExpress

Do đó, mỗi khi hỏng hóc hoặc cần bảo trì, chủ sở hữu thiết bị bay của phía Tây sẽ phải gửi sang hãng, rất tốn kém và bất tiện. Ngoài ra, khi vận hành các thiết bị này thì người dùng cũng cần đường băng hạ cánh vốn ảnh hưởng đến các các cảm biến,…

Thạc sĩ cho biết, hầu hết các bất tiện này sẽ đều được tính đến và cải thiện trong thiết bị bay không người lái cánh cứng, cất cánh thẳng đứng, định vị tọa độ tâm ảnh chính xác theo công nghệ trạm tham chiếu ảo (GNSS-VRS).