“Không ai đầu óc bình thường lại chọn giữ bí mật cho một phát minh có bằng bảo hộ rõ ràng là một giả định sai. Ví dụ, công nghệ xử lý đã được bảo vệ như một bí mật thương mại. Phần lớn là do rất khó để phát hiện sự xâm phạm tác quyền của đối thủ cạnh tranh.”
Quay trở lại thời cổ đại, năm 1990, John Gray, một “cố vấn cho các mối quan hệ” được cấp bằng tâm lý học đã gặp rắc rối. Các vấn đề giao tiếp giữa các cặp đôi mà ông tư vấn nghiêm trọng đến nỗi ông không thể giải thích chúng theo hoàn cảnh cá nhân. Các khách hàng của ông nói chuyện với nhau như thể họ đến từ các hành tinh khác nhau. Với phép ẩn dụ trong tâm trí, ông đã viết cuốn sách “Đàn ông sao Hỏa, đàn bà sao Kim”. Cuốn sách khái quát những gì ông nghĩ là phong cách giao tiếp phổ biến, tương phản của hai giới.
Hiếm có cuốn sách nào được các nhà phê bình chỉ trích gay gắt lại thành công đến vậy. Dù có nhiều thành kiến, doanh số thu về đã trên 15 triệu bản với 43 ngôn ngữ. Cuốn sách là đề tài cho một chương trình biểu diễn tại sân khấu Broadway, một bộ phim sitcom truyền hình; và vô số hội thảo dịp cuối tuần. Ông Gray đã tiếp tục khai thác nhưng không đào sâu đề tài này. Điều này thể hiện qua một số cuốn sách tiếp theo xoay quanh chủ đề này. Thực tế, ông đã trở nên giàu có bằng cách nói về việc đàn ông và phụ nữ không tương thích như thế nào, mặc dù có vô số bằng chứng ngược lại.
Tiết lộ công khai và bảo mật cá nhân
Trong thế giới sở hữu trí tuệ, đã từng xảy ra việc tiết lộ công khai và bảo mật cá nhân giữa các bằng sáng chế và các bí mật thương mại. Khái niệm luật phổ biến ban đầu về bí mật thương mại được tóm tắt trong Restatement of Torts năm 1939, được trình diện để hạn chế phạm vi bảo hiểm đối với các máy móc hoặc các quy trình chạy khép kín.
Trong khi Tòa án đã công nhận bất kỳ thông tin kinh doanh nào có giá trị cũng đáng được bảo vệ; thì một số học giả đã đưa ra cảnh báo rằng bí mật đã được tiết lộ ra bên ngoài. Họ đặt ra câu hỏi: làm sao để những đổi mới tương tự có thể được bảo hộ đồng thời? Trong khi một hệ thống khuyến khích tiết lộ công khai; còn một hệ thống thực thi bảo mật thông tin cá nhân?
Khó khăn
Đây là một câu hỏi hóc búa. Bởi bằng sáng chế và bí mật thương mại có phả hệ rất khác nhau. Trong khi hệ thống bảo hộ bằng sáng chế được quy định bởi đạo luật liên bang và có căn cứ trong Hiến pháp; thì bí mật thương mại chỉ là những quan sát chung của các thẩm phán. Quả thực, luật bí mật thương mại là “con lai”, với dòng dõi không rõ ràng. Hệ thống pháp luật liên bang không có quy định chặt chẽ về bí mật thương mại.
Cuối cùng vấn đề được thực hiện theo Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Trong đó năm 1974 Tòa án đã đề cập quan điểm trong vụ Kewanee Oil Co. v. Bicron Corp. Liệu có thể có luật bí mật thương mại?
Kết quả đúng cho lý do sai
Đây vẫn là một trong những ví dụ tốt nhất về một quyết định đạt được kết quả đúng vì một lý do sai. Về cơ bản, Tòa án nói rằng luật sáng chế đã không phương hại bất kỳ doanh nghiệp nào. Nếu một sáng chế có khả năng không được cấp bằng, sẽ chẳng mất gì nếu nó được giữ bí mật.
Trong khi các bằng sáng chế được bảo vệ toàn vẹn; bí mật thương mại sẽ tăng rủi ro bị đánh cắp. Do đó, tòa án cho rằng, bất kỳ ai có phát minh được cấp bằng sẽ không chọn giữ bí mật. Do đó, không có gì trong hình thức bảo vệ song song này có thể can thiệp vào tính toàn vẹn của hệ thống Luật sáng chế liên bang.
Không ai đầu óc bình thường lại chọn giữ bí mật cho một sáng chế được cấp bằng là một giả định sai. Ví dụ, công nghệ xử lý đã được bảo vệ một cách kinh điển như một bí mật thương mại; phần lớn là do rất khó để phát hiện sự xâm phạm của đối thủ cạnh tranh.
Bằng sáng chế và bí mật thương mại hợp tác tốt hơn chúng ta nghĩ
Bằng sáng chế và bí mật thương mại đã tồn tại song song gần 150 năm. Vì vậy, có thể đồng thời hưởng một hệ thống luật sáng chế công bố rộng rãi và cả bí mật thương mại. Đây là nơi chúng ta trở lại với chủ đề của cuốn sách của ông Grey. Mặc dù khái quát về giới tính có thể không chính xác và cũng không phù hợp; nhưng bằng sáng chế và bí mật thương mại quả thực rất khác nhau trên nhiều phương diện.
Hiểu được sự khác biệt có thể giúp chúng ta đánh giá cao mối quan hệ bổ sung; và sử dụng từng mối quan hệ một cách tốt hơn. Dưới đây là một số lời nhận xét hữu ích.
Bằng sáng chế được luật hóa, trong khi luật bí mật thương mại được xây dựng bởi các thẩm phán
Điều này không còn được công nhận rộng rãi như 40 năm về trước; với sự ra đời của Đạo luật thống nhất các bí mật thương mại (UTSA), nhưng chỉ sơ qua. UTSA tuyên bố rằng đạo luật này được thiết kế để hệ thống hóa luật chung. Đạo luật mẫu giống như Đạo luật bảo vệ bí mật thương mại liên bang thì rất ngắn; và chắc chắn liên quan đến đạo luật bằng sáng chế. Nếu bạn muốn hiểu về luật bí mật thương mại, bạn phải đọc qua nhiều trường hợp. Bởi vì nền tảng được xây dựng dựa trên những đánh giá cá nhân về hành vi kinh doanh có đạo đức.
Bằng sáng chế là dựa trên quy tắc, trong khi bí mật thương mại là dựa trên nguyên tắc
Sự khác biệt này có liên quan chặt chẽ với điều đầu tiên. Lý do UTSA quá ngắn là vì việc cân bằng lợi ích cạnh tranh – ví dụ: giữa chủ lao động và nhân viên – vốn yêu cầu giải thích các tình huống không rõ ràng; và áp dụng các phán quyết về đạo đức. Với hầu hết các trường hợp bằng sáng chế, con đường dẫn đến quyết định có thể được đưa ra trong sơ đồ. Điều đó không có nghĩa là các trường hợp bằng sáng chế là dễ dàng nhưng chúng dễ dự đoán hơn.
Bằng sáng chế không phải là về khuyết điểm, trong khi bí mật thương mại là tất cả về khuyết điểm
Là một luật sư, việc chuẩn bị một vụ kiện bằng sáng chế để xét xử trước bồi thẩm đoàn có thể là một thách thức; cũng như việc bạn tìm kiếm yếu tố lợi ích con người; sẽ giúp duy trì sự chú ý về một bài thuyết trình khá khô khan. Ngược lại, hầu như bất kỳ trường hợp nào, bí mật thương mại cũng sẽ thu hút bồi thẩm đoàn; vì nó vốn tập trung vào các chủ đề như phản bội, từ bỏ, ghen tuông và trả thù. Thật dễ dàng khiến mọi người tỉnh táo với các chủ đề đó.
Bằng sáng chế có phạm vi hẹp và cụ thể, trong khi bí mật thương mại khái quát và mơ hồ
Thỉnh thoảng tôi sử dụng phép ẩn dụ của một nhà kho lớn lấp đầy với đại diện vật lý của các tài sản dữ liệu giúp phân biệt bất kỳ doanh nghiệp nào – R&D; kế hoạch tài chính; quy trình bí mật; bản đồ đường bộ; sở thích của khách hàng – và chỉ ra cho hầu hết các công ty rằng, kích thước tương đối của các phát minh được cấp bằng sáng chế có thể tương đương với một quả bưởi; hoặc có thể là một quả bóng rổ. Có rất nhiều sáng chế có khả năng đáng được bảo vệ. Mánh khóe là hãy sáng suốt nhận ra những gì quan trọng nhất; sau đó quản lý để duy trì sự kiểm soát đối với tính toàn vẹn của nó.
Bằng sáng chế được xác định, trong khi bí mật thương mại được giả định
Với một bằng sáng chế, bạn có một mô tả sáng chế được chính phủ phê duyệt. Bạn có thể đưa ra bằng sáng chế cho các nhà đầu tư. Bạn có thể kể về chúng. Bạn có thể phô trương chúng để tiếp tục cạnh tranh. Tuy nhiên, bí mật thường không được xác định cho đến khi bạn phải làm điều đó bởi vì bạn đang tranh tụng về chúng và một thẩm phán nói với bạn về chúng.
Tất nhiên, điều này là không lý tưởng. Trong những năm gần đây, đã thấy sự khác biệt này được thu hẹp. Các doanh nghiệp đã chú ý hơn đến việc chủ động quản lý bí mật. Trước đây, Ủy ban Bằng sáng chế là Ủy ban Đổi mới; và các công ty tinh vi nhất đang triển khai các hệ thống kinh doanh cụ thể để xác định và quản lý tài sản là những thông tin quan trọng của họ.
Nhận ra tất cả những khác biệt này sẽ giúp chúng ta khai thác chúng để tìm ra sức mạnh tổng hợp có thể nâng cao chiến lược IP. Hãy nhớ rằng, tất cả các bằng sáng chế bắt đầu như những bí mật. Và bạn không nhất thiết phải chọn duy nhất một hoặc một loại khác. Bởi có những khía cạnh của hầu hết các sản phẩm đề xuất sử dụng cả hai hình thức. Bằng sáng chế và bí mật thương mại đến từ “các hành tinh” khác nhau; nhưng chúng cùng tham gia vào một quỹ đạo có giá trị và sáng tạo.
– Rùa –