Giấc mơ trong nhiều thập kỷ qua về việc đi lại trên bầu trời cũng đơn giản như đi lại trên đường bộ đang trở nên gần với hiện thực hơn khi một loạt công ty khởi nghiệp (startup) trên thế giới tăng tốc đầu tư cho các dự phát triển xe bay. Vừa qua, công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Tokyo A.L.I. hiện đã tiến hành quảng bá cho việc thương mại hóa cho mẫu xe bay hoverbike của họ với giá lên đến 77.7 triệu yên.
Ngày 26/10 vừa qua, cuộc thử nghiệm chiếc mô tô bay XTurismo Limited Edition đã diễn ra tại một sân vận động ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản với sự quan tâm của rất nhiều tín đồ ưa công nghệ.
Công ty Startup Nhật Bản thử nghiệm thành công “Xe bay”
Mẫu xe bay thương mại của A.L.I. được đặt tên là “XTurismo Limited Edition”. Theo Reuters, chiếc hoverbike này được trang bị một động cơ thông thường và bốn mô-tơ chạy bằng pin và hứa hẹn sẽ bay trong 40 phút với tốc độ lên đến 100 km/h. Đây là chiếc xe mô tô bay được hỗ trợ bởi cầu thủ bóng đá Keisuke Honda, hướng tới giới siêu giàu của Nhật Bản có đam mê với các loại siêu se. Chiếc hoverbike màu đen và đỏ bao gồm một phần thân giống mô tô nằm trên các cánh quạt. Máy nằm trên các đường trượt hạ cánh khi đứng yên.
Giám đốc điều hành Daisuke Katano nói rằng : “Cho đến bây giờ, lựa chọn là di chuyển trên mặt đất hoặc trên bầu trời. Chúng tôi hy vọng sẽ đưa ra một phương pháp di chuyển mới”. Công ty có kế hoạch sản xuất số lượng giới hạn 200 chiếc hoverbikes một người lái, mỗi chiếc nặng 300kg, để giao hàng vào nửa đầu năm 2022.
Giám đốc của A.L.I cho biết công ty kỳ vọng sẽ tạo ra một văn hóa đi lại mới với mẫu xe bay của mình. Chiếc hoverbike được thương mại hóa đã từng được bay thử ở một trường đua gần núi Phú Sĩ với sự hỗ trợ từ Mitsubishi và Kyocera. Công ty A.L.I. cho rằng trong thời gian tới việc sử dụng xe bay sẽ bị giới hạn ở những địa điểm được cho phép và không được bay qua những khu dân cư đông đúc chật chội. Tuy nhiên, nó sẽ được sử dụng cho mục đích cứu hộ để đến những địa điểm khó di chuyển bằng đường bộ.
Nhật Bản nổi tiếng với các quy định nghiêm ngặt về an toàn khiến lĩnh vực chia sẻ xe không thể phát triển ở đây. Tuy nhiên những nhà phát triển xe bay kỳ vọng các quy định sẽ được thay đổi để mở rộng tiềm năng ứng dụng xe bay. Hiện tại có nhiều công ty khởi nghiệp trên khắp thế giới đang chạy đua trong lĩnh vực xe bay và thành công thương mại của A.L.I. có thể sẽ tạo lợi thế cạnh tranh của Nhật Bản trong ngành công nghiệp này.
Hiện nay, nhiều nguồn vốn đang chảy vào các công ty khởi nghiệp từ Joby Aviation có trụ sở tại California đến AIR của Israel, những nguồn đầu tư hứa hẹn sẽ mở ra kỷ nguyên vận chuyển hàng không cá nhân từ máy bay phản lực đến taxi bay. Các nhà cung cấp bao gồm nhà sản xuất động cơ Kawasaki Heavy (7012.T) cũng ra sức giúp đỡ và củng cố lợi thế cho công ty A.L.I. để giúp Nhật Bản phát triển trong bối cảnh thế hệ chuyển đổi sang công nghệ mới như xe tự hành và xe điện.