Việt Nam xuất thân là một nước nông nghiệp. Ngành nông nghiệp lúa nước là truyền thống và cũng là một trong những điểm mạnh của người dân Việt. Với tinh thần đó, ông Trần Đại Nghĩa đã sáng chế ra máy cấy lúa cho bà con quê hương ông, Thái Bình.

Tác giả máy cấy lúa người Thái Bình

Ông Trần Đại Nghĩa (sinh năm 1970) là Hội viên Hội Khuyến học thôn Đông Hoàng (xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải, Thái Bình). Ông Nghĩa gắn bó với nghề lúa nước truyền thống ở quê hương Đông Hoàng. Chứng kiến những bà con phải cấy lúa bằng tay rất vất vả; chưa kể đến là điều kiện thời tiết vô cùng vất vả mỗi vụ hè về hay đông sang. Ông quyết chí phải chế tạo một mô hình giúp đỡ cho bà con.

Sau khi tốt nghiệp THPT và hoàn thành nghĩa vụ quân sự, ông bỏ một thời gian để đi lao động tại Hàn Quốc. Tại đây, ông luôn để tâm chú ý các máy cấy lúa của Hàn Quốc.

Sau đó, ông trở về Việt Nam cùng ý nguyện tạo ra chiếc máy cấy lúa lí tưởng. Chiếc máy cấy lúa vừa phải phù hợp với bà con; cả về cách hoạt động lẫn điều kiện kinh tế.

Ông Trần Đại Nghĩa và sáng chế máy cấy lúa của ông
Ông Trần Đại Nghĩa và sáng chế máy cấy lúa của ông

Sáng chế – giải pháp hữu ích máy cấy lúa

Sau thời gian tìm tòi và nghiên cứu, ông Trần Đại Nghĩa cho ra sản phẩm là máy cấy lúa không động cơ vào cuối tháng 1/2014. Hiện tại, máy cấy lúa của ông Nghĩa đã được kiểm định chất lượng; cơ sở của ông cũng đã tăng cường về số lượng; sản xuất thêm các loại máy phục vụ nhiều loại địa hình thổ nhưỡng. Các sản phẩm của ông có giá 3.8-7 triệu đồng, một mức giá phù hợp cho bà con nông dân.

Ông Nghĩa đã cho ra lò các loại máy cấy: Máy cấy lúa không dùng động cơ loại 4 hàng cấy, máy cấy lúa không dùng động cơ loại 6 hàng cấy, máy cấy lúa đa năng không dùng động cơ có tích hợp bón phân tự động và máy cấy lúa động cơ điện. Các lựa chọn này cho phép bà con lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.

Tuy trên thị trường vẫn có rất nhiều máy cấy nhập khẩu, nhưng máy cấy của Trần Đại Nghĩa là một sự lựa chọn lý tưởng. Máy có nhiều ưu điểm như phù hợp với trình độ, sức khier, tập quán của bà con; bên cạnh đó, máy cấy của ông Nghĩa cũng phù hợp với địa hình các vùng mà lại dễ bảo dưỡng, sửa chữa. Ngoài ra máy vận động rất sạch, vấn đề môi trưỡng môi trường không phải bàn tới.

Từ lúc có máy cầy, năng suất của bà con đã tăng rõ rệt, gấp 8-12 lần bình thường. Theo ông Nghĩa, máy cấy của ông có công suất cấy trung bình đát 900m2 đến 1000m2/giờ. Chi phí điện cũng dao động 150-200 đồng để cấy được 1000 m2.