Ngành công nghiệp hàng hải đang chứng kiến một làn sóng hoạt động đổi mới phát triển cấp tốc, đặc biệt nổi bật với sự tiến bộ của khoa học công nghệ và sự tìm tòi, mở rộng khả năng bao phủ của nhân loại đến vùng biển quốc tế. Tại một số thị trường như Hoa Kỳ, công nghệ hàng hải đang phát triển nhanh chóng với khả năng số hóa hiện đại. Với nền tảng đó, ngành hàng hải tạo ra một dòng chảy bùng nổ của các sáng kiến nghiên cứu và phát triển được bảo hộ bởi bằng sáng chế theo Luật Sở hữu trí tuệ.

Lĩnh vực sáng chế trong công nghệ hàng hải bao trùm trong nhiều lĩnh vực, có thể là khối liên quan đến hiệu suất, hoặc cảng biển, tàu thuyền, hệ thống hoặc các loại công nghệ khác liên quan đến việc vận hành trên biển.

Hoạt động nghiên cứu và phát triển đang diễn ra trong một loạt các lĩnh vực từ việc cải thiện hiệu suất nhiên liệu, hiệu suất hoạt động của tàu biển để các loại thuyền khác nhau có thể di chuyển xa hơn với ít lần dừng nạp nhiên liệu hơn, phòng tránh các trường hợp khẩn cấp và phát triển trí tuệ nhân tạo cho việc kiểm soát tự động tàu biển mà không cần sự hỗ trợ, vận hành của con người.

Các quốc gia cũng đang phát triển các công nghệ AI tích hợp vào Robot để xây dựng và sửa chữa tàu biển, thay thế nhu cầu mạo hiểm sinh mạng nhân loại. Một số lĩnh vực khác có thể kể đến bao gồm quản lý đội tàu, lộ trình vận chuyển, lên kế hoạch và theo dõi hàng hóa, quản lý phi hành đoàn (đối với tàu trung chuyển máy bay), phối hợp cảng biển và các lĩnh vực khác.

Một số công nghệ như giảm tiếng ồn động cơ hoạt động dưới nước để tránh bị phát hiện bởi thế lực thù địch và quay video sắc nét dưới nước là một số dự án đòi hỏi nghiên cứu sâu và bảo mật hơn.

Tuy nhiên, trái ngược với Hoa Kỳ, một số khu vực ở châu Á không có sự tiếp cận cởi mở như vậy đến sở hữu trí tuệ trên vùng biển quốc tế. Việc nghiên cứu phát triển sáng tạo, đăng ký sáng chế cho các sáng tạo liên quan đến hàng hải ở các quốc gia này tiến triển không thuận lợi, suôn sẻ như dự kiến.

Tương tự với việc các con thuyền ra khơi có thể gặp giông bão, việc phát triển quyền sở hữu trí tuệ trên vùng biển quốc tế cũng có thể gặp đầy sóng gió khó lòng vượt qua.

Khó khăn trong việc phát triển quyền sở hữu trí tuệ trên vùng biển quốc tế

Một trong những khó khăn lớn nhất là việc xác định phạm vi địa lý được bảo hộ của bằng sáng chế, tức phạm vi mà chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có thể thực hiện quyền của họ.

Điều này là vì mỗi quốc gia sẽ có chủ quyền hải đảo khác biệt, thông thường là hàng chục km (thường là 12 hải lý) từ bờ biển gần nhất được xác định thuộc chủ quyền của quốc gia đó. Phạm vi biển nằm ngoài chủ quyền của một quốc gia sẽ được xác định là vùng biển quốc tế.

Theo pháp luật về chủ quyền hàng hải được phần lớn các quốc gia công nhận, phạm vi của vùng biển quốc tế thậm chí có thể bao gồm các hành tinh như Sao Hỏa do nơi này không được xác định là thuộc chủ quyền của bất kì ai, tương tự như các vì sao khác.

Đến hiện tại, vấn đề tranh cãi về chủ quyền lãnh thổ vẫn còn là vấn đề lớn giữa các quốc gia, là nguyên nhân chính yếu nhất gây nên xung đột.

Không chỉ trên đất liền mà xung đột này càng rõ ràng hơn trên biển khi mà hiếm có các quốc gia liền kề công nhận chủ quyền của quốc gia liền kề với họ.

Quyền sở hữu sáng chế có giới hạn địa lý và chủ sở hữu sáng chế chỉ có thể có sự bảo hộ trên lãnh thổ quốc gia nơi họ đăng ký sáng chế. Nếu có sự xung đột về quyền sáng chế ngoài phạm vi lãnh thổ chủ quyền của quốc gia nơi sáng chế được bảo hộ, sự tranh chấp sẽ rất khó để được phân định kết quả.

Quyền sở hữu trí tuệ trên biển theo luật quốc tế

Năm 1982, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển quy định rằng một quốc gia có bờ biển thường có vùng chủ quyền lãnh thổ kéo dài khoảng 12 hải lý ra biển. Đây thường là giới hạn cho việc thực thi quyền sở hữu sáng chế.

Xét trên vấn đề về thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại vùng biển quốc tế, Công ước Paris quy định rằng khi bằng sáng chế liên quan đến ‘nhu cầu’ của tàu biển thì quyền liên quan đến một bằng sáng chế trong một quốc gia thành viên không thể được thực thi đối với một tàu biển đến từ một quốc gia thành viên khác khi tàu biển đó đang trong hoạt động vận tải quốc tế.

Điều này nghĩa là nếu một con tàu sử dụng công nghệ được cấp bằng sáng chế tại một quốc gia khác trên vùng biển quốc tế thì chủ sở hữu bằng sáng chế tại quốc gia đó sẽ không thể áp dụng các hành động pháp lý đối với con tàu đó cũng như chủ sở hữu, các bên liên quan đến con tàu biển đó.

Quy định này nhằm tránh việc các quyền sáng chế gây cản trở đối với hoạt động vận tải trên biển – một trong những phương tiện vận chuyển hiệu quả, chủ lực thúc đẩy sự vận hành của nền kinh tế.

Việc không siết quá chặt các quy định về sáng chế, sở hữu trí tuệ trên vùng biển quốc tế giữ cho thương mại quốc tế được vận hành trơn tru dựa trên việc các con tàu biển tham gia vào vùng biển quốc tế chỉ mang tính tạm thời, không chủ động tiến vào vùng biển được bảo hộ quyền sáng chế.

Dẫu vậy, việc nhà sáng chế hoặc doanh nghiệp chủ động đăng ký bảo hộ quyền sáng chế ở các quốc gia mục tiêu vẫn là rất quan trọng. Họ nên chủ động xem xét tiềm năng của một sản phẩm và khả năng phát triển của sản phẩm đó tại các thị trường khác nhau.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, việc xem xét nên được tiến hành tại quốc gia chào bán sản phẩm và quốc gia sản xuất sản phẩm như Trung Quốc, Việt Nam.

Bảo hộ sáng chế quốc tế

Để bảo hộ sáng chế liên quan đến các thiết bị di chuyển, hoạt động trên biển khơi thì chủ sở hữu bằng sáng chế cần xem xét cẩn thận lợi nhuận và hiệu quả khi triển khai các phương thức bảo hộ như đăng ký sáng chế tại các thị trường mục tiêu ở trên.

Việc mù quáng đăng ký sáng chế ở tất cả các quốc gia giáp biển trên thế giới là không khả thi và không thực tế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa không có nguồn vốn mạnh.

Một biện pháp bảo vệ khả thi là chủ sở hữu bằng sáng chế yêu cầu một lệnh cấm sử dụng sáng chế từ cơ quan có thẩm quyền đối với tất cả các cá nhân, doanh nghiệp di chuyển trên vùng biển được bảo hộ sáng chế.

Tuy nhiên, như phân tích ở trên, việc di chuyển trên vùng biển quốc tế đều mang tính tạm thời, không cố định nên việc áp dụng lệnh cấm có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường và không có độ hiệu quả tuyệt đối.

Một điều cần lưu ý khác là không phải quốc gia giáp biển nào cũng có hệ thống luật sở hữu trí tuệ tinh tiến, phát triển như Hoa Kỳ. Tại các quốc gia mà luật sở hữu trí tuệ còn chưa được hệ thống, việc đăng ký sáng chế hay yêu cầu lệnh cấm sẽ đặc biệt khó khăn.

Làm thế nào để vừa bảo hộ sáng chế vừa đảm bảo không có tác động tiêu cực đến thương mại quốc tế?

Để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các sáng chế được sử dụng trên biển mà không ảnh hưởng đến thương mại quốc tế, bước đầu tiên chủ sở hữu sáng chế nên thực hiện là tận dụng hệ thống Hiệp định Hợp tác Sở hữu Trí tuệ PCT và khả năng nộp đơn sở hữu trí tuệ tại 151 quốc gia thông qua một đơn đăng ký sở hữu trí tuệ quốc tế duy nhất.

Bước tiếp theo là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng nhãn hiệu, bản quyền và bí mật thương mại. Các thỏa thuận thương mại cũng có thể trợ giúp lớn trong công cuộc này, yêu cầu các bên liên quan, bao gồm cả đại diện của một quốc gia không tiến hành xử phạt việc vi phạm bằng sáng chế nếu tàu biển đi qua hoặc đi đến phạm vi lãnh thổ của họ.

Nếu đối tác không đồng ý, doanh nghiệp sở hữu tàu biển có thể từ chối kinh doanh với họ. Việc này cũng có thể áp dụng ngược lại theo góc nhìn từ phía chủ sở hữu sáng chế lo ngại sự xâm phạm quyền sáng chế trên biển.

Biện pháp khác bao gồm áp đặt mức phí cao hơn nếu thỏa thuận về sử dụng sáng chế không được thiết lập hoặc hạn chế quyền truy cập vào một số thị trường đặc thù, giảm đi lợi nhuận của doanh nghiệp đối tác.