Để đấy mạnh hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp có thể xác định và lập danh sách và sử dụng các loại tài sản sở hữu trí tuệ của họ. Các tài sản này có thể bao gồm các sáng chế về sản phẩm hoặc quy trình đột phá, nhãn hiệu nổi bật, các nội dung được bảo vệ bản quyền hoặc bí mật thương mại độc quyền.

Các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình bằng cách thương mại hóa các loại tài sản SHTT của mình với các hoạt động như việc bán hoặc cấp giấy phép sử dụng quyền SHTT cho các doanh nghiệp khác, hay sử dụng tài sản SHTT làm tài sản thế chấp cho các khoản vay hoặc đầu tư của doanh nghiệp. Để thương mại hóa hiệu quả tài sản SHTT, các doanh nghiệp cần đánh giá chính xác giá trị các tài sản sở hữu trí tuệ của mình. Việc định giá chính xác tài sản SHTT có thể giúp các doanh nghiệp xác định đầy đủ các cơ hội kinh doanh tiềm năng và đưa ra các quyết định đúng đắn liên quan đến việc quản lý và kinh doanh tài sản SHTT.

Bên cạnh đó, các loại tài sản sở hữu trí tuệ cũng có thể được sử dụng để đảm bảo các khoản vay hoặc thu hút nhà các nhà đầu tư. Bên cho vay và nhà đầu tư có thể sẵn sàng cung cấp các khoản tài chính khi tài sản SHTT có giá trị được sử dụng làm tài sản thế chấp hoặc là một phần trong đề nghị của doanh nghiệp. Hơn nữa, việc hợp tác với đối tác chiến lược có thể giúp các doanh nghiệp phát triển và bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ theo cách hiệu quả hơn. Các đối tác có thể cung cấp nguồn lực và kiến thức cần thiết để tối ưu hóa giá trị tài sản SHTT cho doanh nghiệp.

Theo đó, để thu hút các nguồn tài chính, các doanh nghiệp cần phải bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ của mình một cách hiệu quả. Việc đăng ký sáng chế, nhãn hiệu hoặc bản quyền và thực thi các loại tài sản SHTT này là phương pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn vi phạm.

Tiếp theo, những nguồn thu từ việc thương mại hóa tài sản sở hữu trí tuệ có thể được sử dụng để thúc đẩy mở rộng kinh doanh. Nguồn thu từ tài sản SHTT có thể được đầu tư lại vào hoạt động nghiên cứu và phát triển, tiếp thị và các hoạt động với mục đích phát triển kinh doanh khác.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ cần phải hiểu rõ những rủi ro liên quan đến tài chính từ tài sản sở hữu trí tuệ, ví dụ như các vụ kiện tụng vi phạm hoặc tranh chấp về quyền sở hữu. Các doanh nghiệp có thể phát triển các chiến lược để giảm thiểu khả năng những rủi ro trên xảy ra bằng cách yêu cầu tư vấn pháp lý về lĩnh vực luật sở hữu trí tuệ để thực hiện hiệu quả các thỏa thuận cấp phép, hợp đồng và đảm bảo việc tuân thủ các quy định SHTT.

Bằng cách tận dụng hiệu quả các tài sản sở hữu trí tuệ như một công cụ tài chính, các doanh nghiệp có thể mở ra những cơ hội mới để tăng trưởng, sáng tạo và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần có các chiến lược, với những hiểu biết rõ ràng về giá trị tài sản sở hữu trí tuệ của mình và các rủi ro tiềm tàng liên quan đến việc sử dụng chúng trong các hoạt động tài chính.