Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, vấn đề về sản phẩm giả mạo nhãn hiệu đang ngày càng trở nên phức tạp và đe dọa tới uy tín của các doanh nghiệp, quyền lợi của người tiêu dùng, cũng như sự minh bạch và trung thực của thị trường.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá một khía cạnh quan trọng của hệ thống pháp luật tại Việt Nam – quy định xử lý hình sự đối với hành vi kinh doanh sản phẩm giả mạo nhãn hiệu.

Hành vi kinh doanh sản phẩm giả mạo nhãn hiệu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo một trong hai tội gồm Tội sản xuât, buôn bán hàng giả (Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015) và Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp (Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015).

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Theo quy định tại khoản 1 Điều 192 Bộ luật Hình sự 2017, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả có thể bị xử phạt từ 100 triệu đến 1 tỷ đồng hoặc bị phạt từ từ 1 đến 5 năm.

Trong một số trường hợp vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, bên vi phạm có thể bị xử phạt tù từ 5 đến 10 năm. Đặc biệt, các hành vi sau đây sẽ bị phạt từ từ 7 đến 15 năm:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết 02 người trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Khoản 1 Điều 226 Bộ luật Hình sự 2017 quy định các bên thực hiện hành vi cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam, và hành vi này liên quan đến hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Nếu người vi phạm thuộc vào các trường hợp sau có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Hành vi vi phạm có tổ chức.
  • Người vi phạm đã phạm tội 02 lần trở lên.
  • Thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng trở lên.
  • Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 500.000.000 đồng trở lên.
  • Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

Mức độ xử lý hình sự đối với hành vi giả mạo nhãn hiệu hàng hóa và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tùy thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.