Nửa đầu năm 2021, Apple đã liên tục công bố những bằng sáng chế mới như muốn khẳng định vị trí dẫn đầu làng công nghệ. Dưới đây là một vài sáng chế mà Apple đã hé lộ trong nửa đầu năm 2021.

iPhone không có nút bấm vật lý

Apple đã thay đổi nền công nghiệp điện thoại từ việc chuyển từ “điện thoại bấm” sáng “điện thoại cảm ứng”, nghĩa là hãng đã lược bỏ đi ít nhất là 9 phím số vật lý trên điện thoại. Và cũng có rất nhiều khả năng Apple sẽ tiến tới việc sản xuất một thiết bị vận hành hoàn toàn bằng cảm ứng, thậm chí ngay cả việc sạc pin.

Nửa đầu 2021, Apple đã nộp đơn đăng ký sáng chế lên USPTO, với việc nghiên cứu sáng chế về “thiết bị đầu vào cảm biến điện dung”. Theo đó, các thiết bị đầu vào (mà ta thường gọi là nút bấm) sẽ được chuyển hết sang chức năng cảm biến. Theo Cnet, các nút chức năng này sẽ xuất hiện khi được chạm vào và biến mất sau khi không sử dụng.

Trên thực tế, hiện tại iPhone hầu như có thể sử dụng mà không cần sự tương tác với các phím vật lý. Đơn cử như phím “home ảo” đã sở hữu hầu hết các tính năng quan trọng mà một chiếc iPhone cần đến. Chỉ có điều nan giải là làm sao có thể bật/tắt nguồn một chiếc iPhone mà thôi.

Macbook có thể làm đế sạc không dây cho iPhone

Năm nay, Apple đã được cấp 2 bằng sáng chế liên quan đến tính năng tương thích ngược. Dựa theo bản vẽ cung cấp trong bản mô tả của sáng chế, Macbook sẽ đóng vao trò là một đế sạc không dây cho thiết bị di động nhà táo, đơn cử như Apple Watch và iPhone.

Những sáng chế Apple đã hé lộ nửa đầu 2021
Ảnh minh họa việc Macbook làm đế sạch cho iPhone và Applewatch. Ảnh: sohuutritue.net

Các bằng sáng chế này có thể giúp giải quyết được vấn đề thiếu cổng kết nối ở trên các sản phầm laptop Apple; hoặc là giải quyết vấn đề người dùng phải mang một lúc nhiều bộ sạch cho các thiết bị khác nhau. Đây được coi là một bước cải tiến của hệ sinh thái nhà táo.

Màn hình 3D sẽ cập bến các thiết bị của Apple trong tương lai

Apple đã được cấp bằng sáng chế có tên “Split – Screen Driving of Electronic Device Displays” cho phép người dùng quan sát hình ảnh 3D mà không cần các loại kính chuyên biệt.

Trên thực tế, để người dùng có thể cảm nhận được hình ảnh 3 chiều, người xem sẽ thường phải dùng kính phân cực hoặc kính màu. Nhưng loại công cụ này gửi các phần khác nhau của cùng một hình ảnh tới hai bên mắt người xem; qua đó tạo nên “ảo giác” đa chiều cho một bức ảnh. Cơ chế này vẫn được dùng cho công nghệ VR và AR ngày nay.

Và Apple cũng thừa nhận việc áp dụng chia hình ảnh này lên các thiết bị như Smartphone không phải ý kiến tốt. Việc này sẽ khiến cho hiệu ứng chuyển động vô cùng mơ hồ, có thể gây khó chịu cho người xem.

Do đó Apple đã sử dụng chế độ chia đôi màn hình, với cùng mục tiêu cho hình ảnh 3D. Trong đóApple dự định sử dụng một phần màn hình để hiển thị nội dung đến mắt trái người xem, còn phần màn hình còn lại thì hiển thị hiệu ứng của nội dung đó đến mắt bên phải.