Động cơ của phát minh

Cho đến cuối những năm 1980, Jim Frazier đã giúp David Attenborough quay những thước phim về động vật hoang dã. Ông đã nản lòng với những hạn chế của các ống kính có sẵn trên thị trường nên bắt đầu tự chế tạo.

Ông chia sẻ: “Động vật hoang dã rất không khoan nhượng – sẽ không có thời gian để thiết lập máy ảnh và định vị ảnh theo cách mà bạn muốn. Ngoài ra, với các đối tượng nhỏ; chẳng hạn như côn trùng và nhện, rất khó để lấy nét cả chúng và hậu cảnh. Tôi muốn tất cả đều được lấy nét. Do đó, tôi cần một ống kính đa năng giúp tôi nhanh chóng có được những bức ảnh mình muốn.”

Jim Frazier và David Attenborough trong quá trình làm bộ phim “Life of Earth” những năm 1970. Ảnh: Daily Telegraph

Các nhà vật lý học tại Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung của Úc (CSIRO) cho rằng điều đó là không thể. Ban tài trợ Phát triển Thị trường Xuất khẩu đã từ chối ủng hộ dự án. Nhưng dù sao thì Jim Frazier đã đi trước và phát minh ra một ống kính mới. Ông đã cách mạng hóa ngành công nghiệp điện ảnh quốc tế.

Sự phát minh

Trong những năm 1980, Frazier tiếp tục cải thiện ống kính với nhiều thử nghiệm và nỗ lực. Cuối cùng ông đã tạo ra một ống kính có tiêu cự sâu với một vòng xoay duy nhất ở cuối. Để làm điều này dựa trên quang học là rất phức tạp. Tuy nhiên, ông đã bắt đầu thu được kết quả khả quan.

Ống kính của Frazier có ba tính năng mang tính cách mạng:

  • Một “điểm lấy nét vô cực”; cho phép lấy nét tất cả mọi thứ từ trước ống kính đến vô cực;
  • Một đầu xoay để không cần di chuyển máy ảnh. Bạn có thể xoay ống kính theo bất kỳ hướng nào, trọn vẹn thành hình cầu nếu cần; và
  • Một công cụ quay hình ảnh tích hợp sẵn. Điều này cho phép xoay hình ảnh bên trong ống kính mà không cần quay máy ảnh.
Ống kính của Frazier là một phát minh không thể ngờ tới. Ảnh: 2DF Enterprises

Ống kính Frazier cung cấp công nghệ độ sâu trường ảnh lớn. Nó cho phép lấy nét tiền cảnh và hậu cảnh của hình ảnh. Đó là một phát minh tuyệt vời. Tuy nhiên khi Frazier bắt đầu sử dụng nó trong công việc của mình, nó đã không được chú ý. Không ai thấy được chiều sâu và sự rõ ràng của việc quay phim. Điều này chỉ duy nhất ông ấy đạt được.

Quan hệ đối tác

Năm 1993, ông Frazier được mời phát biểu tại hội nghị Montage 93. Ngay sau bài phát biểu, chuyên gia điện ảnh John Bailey và Victor Kemper – người đứng đầu Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ đã liên hệ với ông. Bailey và Kemper đã bày tỏ sự quan tâm của họ đến ống kính mới của Frazier. Để biết ống kính hoạt động như thế nào cũng như sản phẩm ra sao; họ đã yêu cầu Frazier thực hiện quay một video với ống kính đó. Sau khi có được đoạn băng; họ đã đưa nó cho Panavision, nhà sản xuất ống kính máy ảnh lớn nhất thế giới. Trong vòng vài ngày, Panavision đã tìm đến Frazier.

Frazier nghĩ rằng lúc này ông nên thuê một luật sư để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ (SHTTT) cho phát minh của mình. Ông đã liên hệ với Peter Leonard, một luật sư hợp đồng quốc tế công nghệ cao cùng với Gilbert và Tobin ở Sydney để thực hiện công việc này.

Ban đầu Panavision gửi cho ông Frazier một bản hợp đồng tiêu chuẩn dài 3 trang. Tuy nhiên, luật sư của ông khuyên ông không nên ký. Luật sư không chỉ bảo vệ phát minh của ông mà còn giúp ông đàm phán một thỏa thuận rất đáng gờm với Panavision.

Hợp đồng được tạo ra để Panavision không bao giờ có thể quay lại và nói rằng họ đã biết về việc quang học được sử dụng trong ống kính. Công ty phải ký một thỏa thuận bảo mật trước khi họ nhìn thấy ống kính. Sau đó, Panavision đã được cấp phép sản xuất và tiếp thị ống kính Frazier.

Bằng sáng chế

Frazier nói: “Theo thỏa thuận, Panavision sẽ cấp bằng sáng chế cho thiết bị này; nhưng tôi sẽ sở hữu bằng sáng chế đó”. Theo hợp đồng, công ty phim riêng của Frazier, Mantis Wildlife Films (Mantis), nhận được một khoản phí cố định cho mỗi ống kính Frazier mà Panavision sản xuất. Theo đó, khi Panavision cho thuê chúng, một phần trăm tiền thuê sẽ được chuyển cho Mantis.

Bằng sáng chế cho ống kính đã được cấp vào ngày 10 tháng 3 năm 1998 tại Hoa Kỳ. Sau đó, Frazier đã nhận được một số bằng sáng chế ở Úc và các nước khác dành cho ống kính này cũng như cho các phát minh tương tự khác liên quan đến hệ thống quang học.

Một vấn đề quan trọng liên quan đến đơn xin cấp bằng sáng chế của Frazier tại Hoa Kỳ là Frazier đã không tuân theo các thủ tục đăng ký sáng chế. Điều này đã dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng. Để chứng minh các tính năng và tính độc đáo của hệ thống quang học; cũng như cách phân biệt nó với kỹ xảo trước đây. Frazier đã gửi một video hướng dẫn sử dụng ống kính Frazier.

Khi ống kính Frazier được cấp bằng sáng chế; Panavision và Frazier đã kiện tập đoàn Roessel Cine Photo Tech vi phạm bằng sáng chế. Tại phiên tòa, người ta phát hiện ra rằng video mà Frazier nộp trong đơn đăng ký sáng chế của mình đã được tạo ra bằng một ống kính khác. Tòa án phán quyết rằng video này đã gây hiểu lầm cho người thẩm định bằng sáng chế. Do đó bằng sáng chế bị tuyên bố là không thể thi hành vì hành vi thiếu công bằng. Tuy nhiên, bằng sáng chế ở các nước khác không gặp phải bất kỳ vấn đề gì.

Jim Frazier quay phim bên trong tổ kiến vàng cho The Trials of Life sử dụng ống kính nội so. Ảnh: Daily Telegraph

Kết quả kinh doanh

Khi lần đầu tiên Frazier cho Panavision xem ống kính của mình, họ không biết nó được thực hiện như thế nào. Nhưng họ đã nhận ra giá trị của nó. Với giá hơn 1 triệu đô la Mỹ, đây sẽ là một trong những bằng sáng chế có giá trị nhất được Panavision đưa ra từ trước đến giờ. Gần như mọi quảng cáo thứ hai được thực hiện tại Hoa Kỳ đều sử dụng Ống kính Panavision / Frazier. Nhiều người trong lĩnh vực phim truyện sẽ không đi quay phim trên phim trường nếu không có nó.

Những lợi ích cho ngành công nghiệp điện ảnh là rất lớn. Ngoài những khả năng độc đáo của chính ống kính, nó cũng giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất. Trước đây có những cảnh quay mất đến ba ngày thì giờ chỉ mất một ngày bởi vì ống kính của Frazier đã không còn yêu cầu nhóm người phải dàn dựng các bối cảnh phức tạp mỗi khi đạo diễn muốn có một góc quay mới. Nó đơn giản như điều chỉnh đầu xoay. Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh đã trao Giải thưởng Thành tựu Kỹ thuật cho ống kính của Frazier.

Đổi mới và Bảo vệ bằng sáng chế như một cánh cổng dẫn đến thành công trong thương mại

Câu chuyện của Frazier cho thấy rằng những nỗ lực đổi mới của một cá nhân cùng với sự bảo hộ SHTT có thể tạo ra thành công lớn về mặt thương mại. Các công ty có thể tham khảo các dịch vụ đăng ký sáng chế để đi đúng hướng và đảm bảo quyền lợi của mình. Việc hợp tác với Panavision vì quyền lợi của cả hai bên và cả hai đều được hưởng lợi từ đó. Đối với thế giới điện ảnh; ống kính mang tính cách mạng, mở ra những lựa chọn mà trước đây người ta tin rằng không thể.

-Vicma-