Trong bối cảnh hiện nay, khi các quốc gia ngày càng hội nhập sâu rộng, vấn đề pháp lý về nhãn hiệu nổi tiếng ngày càng được củng cố, đề cao do các cá nhân, tổ chức đã có những hiểu biết nhất định về tầm quan trọng của nhãn hiệu. Ở các nước phát triển, cơ chế pháp lý bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng không còn xa lạ với các chủ thể kinh doanh nhưng tại Việt Nam, đây vẫn còn là vấn đề cần được đào sâu nghiên cứu và phát triển. Pháp luật Việt Nam có quy định về nhãn hiệu nổi tiếng, tuy nhiên qua quá trình thực hiện, những quy định đó đã bộc lộ nhiều bất cập cần được xem xét sửa đổi.

Một số bất cập trong các quy định về nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam.

3 bất cập trong các quy định pháp luật Việt Nam về nhãn hiệu nổi tiếng

Dưới đây là bốn bất cập trong các quy định pháp luật Việt Nam về nhãn hiệu nổi tiếng:

Thứ nhất, về định nghĩa nhãn hiệu nổi tiếng. Theo luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam”. Có thể thấy, định nghĩa trên chưa khái quát được trọn vẹn đặc điểm, bản chất của nhãn hiệu nổi tiếng, đó là yếu tố uy tín, danh tiếng của nhà sản xuất hàng hóa/cung ứng sản phẩm gắn với nhãn hiệu, chất lượng của sản phẩm/dịch vụ, vấn đề quyền lợi của người tiêu dùng..

Thứ hai, quy định pháp luật hiện hành khó phân biệt nhãn hiệu nổi tiếng với nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi. Trong đó, nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại Điều 75 VBHN 2019 Luật SHTT, đây là một loại nhãn hiệu có phạm vi bảo hộ rộng hơn phạm vi bảo hộ dành cho nhãn hiệu thông thường. Pháp luật Việt Nam không có quy định thế nào là nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi. Theo khoản 1 Điều 19 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN, nhãn hiệu được coi là sử dụng rộng rãi nếu chủ thể yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh cung cấp được các chứng cứ chứng minh: chủ thể kinh doanh đã sử dụng nhãn hiệu một cách rộng rãi, ổn định, được nhiều người tiêu dùng tại Việt Nam biết đến. Có thể thấy, nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi có mức độ phổ biến và danh tiếng, uy tín ở Việt Nam thấp hơn nhãn hiệu nổi tiếng. Tuy vậy, nếu chỉ sử dụng các quy định pháp luật hiện hành thì vẫn không đủ cơ sở để phân biệt 2 đối tượng này.

Thứ ba, thẩm quyền công nhận NHNT được trao cho Toà án và Cục SHTT nhưng lại thiếu các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục công nhận NHNT.

Như vậy, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn ở Việt Nam, khi mà các sản phẩm, dịch vụ gắn nhãn hiệu nổi tiếng ngày càng phổ biến hơn trên thị trường, pháp luật cần được sửa đổi, bổ sung để loại bỏ những điểm bất cập, thiết lập cơ sở pháp lý rõ ràng cho việc bảo hộ và thực thi quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam.