Cảnh sát Thái Lan đã triệt phá thành công chuỗi cung ứng trên các nền tảng Thương mại điện tử, thu hồi hơn 82.000 viên pin giả mang nhãn hiệu của Panasonic. Đây là vụ bắt giữ lớn nhất từ trước đến nay đối với loại hàng hóa này tại khu vực Đông Nam Á, chúng là những viên pin sắp được bày bán trên các trang thương mại điện tử.

Cuộc đột kích đã diễn ra tại một nhà kho bên ngoài Bangkok. Đây là kết quả của nhiều tháng hợp tác chặt chẽ giữa Bộ phận thương hiệu của Panasonic và Bộ phận bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Lazada, họ là những người đã cung cấp thông tin và bằng chứng cho các cơ quan có thẩm quyền của Thái Lan.

Mặc dù pin giả có nguy cơ gây ung thư rất cao và có thể khiến nhiều thiết bị gia dụng hư hỏng nghiêm trọng, thế nhưng, sản phẩm này vẫn bị làm giả, vì đây là một trong những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và phổ biến.

Trong vụ việc này, Panasonic đã phát hiện ra một người buôn bán hàng giả khi họ tiến hành mua hàng thử nghiệm.

Lazada, Panasonic và cảnh sát Thái Lan chung tay chống hàng giả

Để hỗ trợ việc điều tra của Panasonic, Lazada đã cung cấp cho họ những thông tin về việc đăng ký thương mại điện tử của người bán, từ đó giúp xác định chính xác nơi ở của nghi phạm, hỗ trợ việc thu giữ pin giả.

Các nền tảng thương mại điện tử lớn thường hợp tác với các nhãn hàng và cơ quan chức năng để cùng chống lại hành vi bán hàng giả. Ví dụ: Lazada, Shopee và JD Central là các bên đã tham gia vào Biên bản ghi nhớ về Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên Internet do Bộ Thương mại và các cơ quan chính phủ có liên quan ký vào ngày 11 tháng 1 năm 2021 để thiết lập cơ chế hành chính tự nguyện giúp ngăn chặn hiệu quả hành vi xâm phạm quyền SHTT trực tuyến. Họ có các chính sách về thủ tục thông báo và gỡ các bài đăng trong nền tảng của họ cũng như luôn sẵn sàng tuân theo yêu cầu của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ về việc gỡ bỏ các bài đăng vi phạm nhãn hiệu hoặc các quyền sở hữu trí tuệ khác.” Kowit Somwaiya, quản lý đối tác của LawPlus tại Bangkok chia sẻ.

Ông cũng cho biết, đối với các nền tảng thương mại điện tử không sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu về việc ngăn chặn hàng giả, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể khiếu nại trang thương mại điện tử đó với các khách hàng cũng như các công ty vận chuyển của họ.

Thông qua luật sư hoặc đại lý bán lẻ, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể tạo lập kế hoạch tìm ra những người bán hàng giả và yêu cầu bắt giữ các đối tượng này đồng thời trực tiếp thu giữ tang vật trước khi tố cáo với cảnh sát về hành vi làm hàng giả. Việc cung cấp cơ chế Cảng an toàn (safe harbour) cho các nền tảng thương mại điện tử và các bên cung cấp dịch vụ internet khác sẽ khuyến khích họ tích cực hợp tác với chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ và các cơ quan chức năng, để cùng ngăn chặn hàng giả trên các trang thương mại điện tử. Dự thảo sửa đổi Đạo luật Bản quyền sẽ bao gồm các điều khoản về việc ‘thông báo và gỡ bỏ’ nhằm ngăn chặn hàng giả hiện đang được Viện Dân Biểu của Hạ viện Thái Lan xem xét như một ví dụ điển hình về cơ chế Cảng an toàn.