Sai lầm trong cách đặt tên thương hiệu (nhãn hiệu) không chỉ xảy ra với doanh nghiệp nhỏ mà ngay cả ông lớn cũng gặp phải. Nếu không để ý thì ai cũng có thể mắc phải. Dưới đây 8 sai lầm dễ gặp trong đặt tên thương hiệu, nhãn hiệu khiến giá trị Thương hiệu tiêu tan theo luật sở hữu trí tuệ (SHTT).

1. Thương hiệu trùng với danh nhân, người nổi tiếng.

Tiền thân của thương hiệu là nhãn hiệu. Có nghĩa là để thương hiệu tồn tại được về mặt pháp lý thì nhãn hiệu cũng phải hợp lệ. Nếu không muốn trở thành của chung, ai dùng cũng được. Hãy nhìn trường hợp của Phở Lý Quốc Sư. Thương hiệu này tạo được uy tín nhưng bạn có biết bất kỳ ai cũng có thể ung dung, hợp lệ mở ngay bên cạnh các quán Phở Lý Quốc Sư này một quán Lý Quốc Sư khác. Việc đặt tên như thế này không khác gì tạo điều kiện để “cốc làm cò xơi”.

Ngoài ra, có thể kể đến việc các trường học tại Việt Nam bây giờ rất có xu thế lấy tên các nhân vật nổi tiếng như: Newton, Einstein, Đoàn Thị Điểm, Lô Mô Nô Xốp. Đều là những tên không được độc quyền nên nhiều khi phụ huynh đến khổ không biết trường con mình học là trường nào.

==>Lỗi: Thương hiệu này đặt tên trùng với tên của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam. Theo luật thì không được. Hiện nay ở Việt Nam vẫn cho phép đăng ký nhãn hiệu trùng với tên của các tổng thống như: Obama, Trump, Putin bởi những nhân vật này chưa được coi là danh nhân. Chính vì vậy, một loạt quán phở, bún Obama, đồ y tế Trump đã được cá nhân Việt Nam đăng ký.

Nhãn hiệu trùng với tên người nổi tiếng danh nhân
Nhãn hiệu trùng với tên người nổi tiếng danh nhân

2. Thương hiệu là ký tự, hình thù đơn giản

Nhìn trường hợp của trang tin 24h? Chỉ mình họ có được độc quyền sử dụng từ “24h”? Xin thưa là không.

==> Lý do: vi phạm vào vùng loại trừ của luật SHTT. Cụ thể, nhãn hiệu gồm các con số và ký tự đơn giản. Đây chính là lý do mà bạn thử search google sẽ thấy một loạt 24h mà ai cũng hoạt động an toàn. Cái dại này cũng nên tránh.

Tên nhãn hiệu thương hiệu là hình học chữ cái đơn giản
Tên nhãn hiệu, thương hiệu là hình học chữ cái đơn giản

3. Thương hiệu trùng với Nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam và thế giới

Việt Nam thường thấy nước ngoài có tên nổi tiếng thì làm theo, tuy nhiên nếu trùng với nhãn hiệu nổi tiếng thì xác định là việc lựa chọn đó là sai lầm. Giả xử như hãng bia Corona là nhãn hiệu nổi tiếng (Không phải vi rút Corona nhé) dù chưa đăng ký bảo hộ độc quyền tại Việt Nam nhưng nếu ai đó đi đăng ký hoặc sử dụng cho sản phẩm của mình thì đối mặt với rủi ro. ==> Lý do: Nhãn hiệu nổi tiếng thì không cần đăng ký vẫn có thể chặn một bên khác sử dụng.

4. Thương hiệu dưới 3 chữ cái

Ngân hàng MB, VP chỉ họ mói được độc quyền sử dụng từ này? Không, chắc chắn không. MB và MB24 bạn có phân biệt được không? Một bên là thương hiệu của Ngân hàng quân đội, một bên là trùm vụ lừa đảo của MB24. Chắc hẳn bạn vẫn nhớ vụ MB24? Cùng họ MB và rất có thể khiến bà con ở vùng xa hiểu nhầm nhưng Ngân hàng không thể xử lý được.

==> Lý do vì tên thương hiệu của MB cũng thuộc vào yếu tố loại trừ bảo hổ của luật SHTT. Cụ thể Nhãn hiệu phải gồm 3 chữ cái để được bảo vệ cao nhất. Ví dụ như ABC, XYZ, KML thì được chấp nhận.

Thương hiệu, nhãn hiệu dưới 3 chữ cái
Thương hiệu, nhãn hiệu dưới 3 chữ cái

5. Thương hiệu gây hiểu nhầm về nguồn gốc sản phẩm

Ví dụ như Paris Gateaux, Japan life nhưng chủ sở hữu lại không thuộc các quốc gia này thì không được. Đặt tên như vậy sẽ khiến người tiêu dùng nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm.Ngoài ra, nhãn hiệu vi phạm về đạo đức cũng không được chấp nhận. Ví dụ: “Not Made in China”

6. Thương hiệu trùng với tên địa danh

Không được đặt tên thương hiệu có chứa tên của địa danh nếu không phải là hợp tác xã hay hiệp hội. Ví dụ như Chè Phú Thọ, Bưởi Phúc Viên.

thương hiệu, nhãn hiệu gắn với tên địa danh
thương hiệu, nhãn hiệu gắn với tên địa danh

7. Thương hiệu mô tả dịch vụ và sản phẩm

Tạp chí Đẹp, “Quán Ăn Ngon”, “Thế giới di động”, bạn đã nghe đến các tên thương hiệu này? Thấy họ làm ăn tốt và bạn cũng muốn ăn theo, liệu có được không? Câu trả lời là: CÓ.

Bạn có thể tạo ra các ông Depplus, Quán Ăn Ngon, thế giới di động tương tự một cách hoàn toàn hợp pháp. Làm sao mà ngăn được vì các thương hiệu này đều chứa cụm từ không được bảo hộ độc quyền. Vì vậy, muốn đặt gì thì đặt nhưng không được lấy thương hiệu mô tả chính tính chất của sản phẩm, dịch vụ mà mình đang cung cấp.

Ví dụ dễ hiểu hơn về thế nào là mô tả: Thương hiệu cho bao cao su đặt tên là “Sung sướng”, “cậu bé vàng”; cửa hàng đồ sex toy có tên gọi “shop người lớn”.

thương hiêu, nhãn hiệu mô tả tính chất sản phẩm
thương hiêu, nhãn hiệu mô tả tính chất sản phẩm

8. Đặt tên thương hiệu mà tin vào ông google

Thực tế nhiều doanh nghiệp khi nghĩ ra một tên thương hiệu mới chỉ đơn giản search google xem có tên đó hay chưa. Việc này là cơ bản cần thiết nhưng không chắc chắn. Vì sao? Vì thực tế nhiều doanh nghiệp (đặc biệt là nước ngoài) có thói quen đăng ký nhãn hiệu độc quyền trước một thời gian dài sau đó mới sử dụng. Do đó, dù bạn có search Google thì cũng không thể biết được thông tin này.

Vì vậy nên tiến hành tra cứu dữ liệu của Cục sở hữu trí tuệ để đảm bảo thương hiệu mình định dùng chưa thuộc về ai.Tìm được một tên thương hiệu, nhãn hiệu hợp lệ không phải là dễ, chính vì vậy, khi đã tìm ra cần phải tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu, đăng ký thương hiệu trong thời gian sớm nhất tại Cục sở hữu trí tuệ Việt nam. Trường hợp hoạt động ở thị trường nước ngoài cũng cần tiến hành đăng ký nhãn hiệu quốc tế.