Một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực mỹ phẩm của Mỹ sau khi biết một doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam đã đăng ký nhãn hiệu của họ tại thị trường Việt Nam với mục đích chiếm đoạt nhãn hiệu, đã xem xét việc mua lại nhãn hiệu đó để tiết kiệm thời gian lấy lại quyền sở hữu đích thực của mình đối với nhãn hiệu. Tuy nhiên, nhận thấy rằng công ty Việt Nam có thể yêu cầu số tiền quá cao để chuyển nhượng nếu bên mua là doanh nghiệp nước ngoài, họ đã chọn sử dụng “Bù nhìn” (straw man).

Hiểu thế nào là “Bù Nhìn” trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ?

“Bù nhìn” (Straw man) và một số vấn đề liên quan tới sở hữu trí tuệ
“Bù nhìn” (Straw man) và một số vấn đề liên quan tới sở hữu trí tuệ

“Bù nhìn” đối với các công ty nước ngoài là một công ty Việt Nam khác không có mối liên hệ với công ty họ; công ty này có trách nhiệm trực tiếp đàm phán với người doanh nghiệp địa phương nhằm mục đích mua lại nhãn hiệu với giá cả thấp, sau đó chuyển nhượng lại cho họ. Giao dịch đã hoàn tất và công ty Mỹ đã thành công mua lại nhãn hiệu với mức giá khá hợp lý.

Mặc dù khái niệm về “bù nhìn” có vẻ xa lạ, nhưng nó đang được cách mà nhiều bên đang sử dụng để có thể mua lại nhãn hiệu với giá cả phải chăng. Nói một cách đơn giản, “Bù nhìn” là một bên nhân danh chủ sở hữu để thực hiện các giao dịch, để che giấu chủ sở hữu thực sự nhằm mục đích nhất định. Trước khi đàm phán mua lại, “bù nhìn” có thể tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, phản đối đơn (yêu cầu không cấp giấy chứng nhận) hoặc hủy bỏ nhãn hiệu nhằm che giấu danh tính của bên thực sự quan tâm đến thủ tục đó, đặc biệt là trong bối cảnh kinh doanh khi mà thông tin đăng ký nhãn hiệu có thể tra cứu dễ dàng trên dữ liệu online của Cục sở hữu trú

Tuy nhiên, việc sử dụng “Bù nhìn” cũng có những rủi ro riêng cần được cân nhắc và không phải lúc nào cũng là một chiến thuật khôn ngoan ở Việt Nam và Chủ sở hữu khi sử dụng “bù nhìn” cần cân nhắc một cách kỹ lưỡng. Cụ thể:

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Theo quy định tại Điều 87.1 Luật SHTT thì “Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp”. “Bù nhìn” không sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, điều khoản này là “mở” và mục đích sử dụng không được quy định rõ ràng đối với việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam nên “Bù nhìn” chắc chắn có thể nộp đơn và đăng ký nhãn hiệu mà không bị buộc tội với ý đồ xấu.

Tuy nhiên, việc nộp đơn qua “bù nhìn” cũng có những mặt trái nhất định trong trường hợp bên thứ ba nộp phản đối đơn hoặc huỷ bỏ hiệu lực trên cơ sở “bù nhìnnộp đơn không trung thực và “bù nhìn” không thể cung cấp các bằng chứng chứng minh việc sử dụng của mình.

Chuyển nhượng nhãn hiệu

Theo quy định tại khoản 3 điều 139 Luật SHTT, trong trường hợp nhãn hiệu chuyển nhượng trùng với tên thương mại của “bù nhìn” thì việc chuyển nhượng sẽ phải gắn với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. Đây là vấn đề không hề nhỏ, gây ra những phức tạp cho chủ sở hữu đích thực nhận lại nhãn hiệu của mình.

Ngoài ra, trong một số thông báo liên quan tới chuyển nhượng gần đây, Cục Sở hữu Trí Tuệ có từ chối trên cơ sở “bên nhận chuyển nhượng không phải là tổ chức, cá nhân có chức năng sản xuất, kinh doanh hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu được chuyển nhượng.”  Trong trường hợp Cục áp dụng rộng rãi căn cứ từ chối này trên cơ sở kiểm tra đăng ký kinh doanh hoặc yêu cầu bên nhận chuyển nhượng chứng minh năng lực sản xuất, kinh doanh thì sẽ là cản trở rất lớn nếu công ty “bù nhìn” không kinh doanh, sản xuất hàng hoá/dịch vụ được chuyển nhượng. Và khi đó, việc chuyển nhượng lại cho chủ sỡ hữu thực sự sẽ gặp nhiều khó khăn.

“Bù nhìn” trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

“Bù nhìn” không bị cấm trong việc đăng ký và thực thi quyền đối với nhãn hiệu Việt Nam, và các công ty vẫn có thể cân nhắc sử dụng “Bù nhìn” khi cần thiết. Trong một số trường hợp, “Bù nhìn” có thể giúp ích trong việc giữ bí mật hoặc giảm thiểu chi phí mà công ty phải chi trả để có thể mua lại nhãn hiệu. Tuy nhiên, chiến thuật này cũng có thể đi kèm với một số rủi ro nên cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định sử dụng.