Lazada (thuộc Công ty Recess – Tập đoàn Alibaba) đã không còn là cái tên xa lạ đối với người tiêu dùng. Điều đặc biệt để nhận xét về Lazada chính là những ưu điểm hơn hẳn các trang TMDT khác. Số lượng hàng hóa cũng như số lượng người truy cập ở mức cao. Bên cạnh đó là tính chuyên nghiệp của Lazada trong Quản lý bán hàng. Tuy nhiên, “đồng xu thì luôn có hai mặt” và Lazada cũng không là ngoại lệ. Cụ thể, Công ty TNHH Văn Hóa Sáng Tạo First News – Trí Việt chính thức khởi kiện Lazada. Công ty cho rằng Lazada tiếp tay cho các cá nhân, tổ chức thực hiện buôn bán sách lậu.

Diễn biến sự việc
Tổng giám đốc – Nguyễn Văn Phước cũng đã tuyên bố sẽ theo đuổi vụ kiện đến cùng. Ông Phước cho biết lý do khởi kiện: “Chúng tôi khẳng định lại, suốt hơn 2 năm qua, First News – Trí Việt cùng hàng trăm bài báo, truyền hình đã chỉ đích danh Lazada đã trực tiếp, gián tiếp tiêu thụ sách giả của First News – Trí Việt với quy mô tần suất liên tục mà không hề nhận được bất cứ phản hồi nào từ Lazada”
Từ đầu năm 2019, công ty đã nhận được rất nhiều phản hồi tiêu cực từ độc giả. Các phản hồi chủ yếu là về những vấn đề liên quan tới chất lượng sách không đảm bảo, nhiều sai sót trong in ấn và giá thành của các đầu sách rẻ hơn gấp 2, gấp 3 lần so với giá bìa. Từ đây, First News – Trí Việt đã bắt đầu điều tra, tìm hiểu vụ việc. Công ty phát hiện ra các đầu sách của mình đã bị làm nhái hàng giả trên các sàn TMDT. Một vài ví dụ có thể kể đến như: Đắc nhân tâm, Hạt giống tâm hồn, Muôn kiếp nhân sinh…
First News – Trí Việt đã mạnh tay xử lý hành vi này. Công ty đã công khai các vi phạm của Lazada thông qua các phương tiện truyền thông, các trang mạng xã hội, cùng những sự kiện xuất bản tại Tp.HCM và Hà Nội. Bên cạnh đó, ông Phước còn chia sẻ đã nhiều lần gửi công văn tới các sàn TMDT và nhận được cam kết từ phía TiKi, Shopee, nhưng lại không hề có bất cứ trả lời nào từ phía Lazada.
Ông Phước cho hay “First News – Trí Việt đã chính thức nộp đơn khởi kiện Lazada lên Tòa án Nhân dân Quận 1, TP. HCM. Tiếp theo sự kiên định này, First News – Trí Việt và TriLaw đang chuẩn bị hồ sơ, chứng cứ, tài liệu cần thiết để tố cáo hành vi tiếp tay tiêu thụ, sản xuất sách giả – hàng giả theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành“
“Sách lậu” dưới góc nhìn sở hữu trí tuệ
Theo Khoản 8, Điều 3 của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015), qui định về Hàng giả gồm:
+) Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố; hoặc đăng ký;
+) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng; hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng; hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
+) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
+) Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
+) Hàng hóa có nhãn, bao bì giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác;
+) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa
+) Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ
+) Tem, nhãn, bao bì giả
Có thể nhận thấy theo luật Sở hữu trí tuệ, khái niệm “Sách lậu” thực chất không tồn tại. Đây chỉ là cách gọi chung của các cơ quan truyền thông, báo chí. Tên gọi này cũng không mang tính chất pháp lý. Tuy nhiên xét theo khái niệm tại Khoản 3, Điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 quy định: “Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan”. “Sách lậu” lại thuộc vào nhóm đối tượng “Hàng hóa sao chép lậu”. Từ đây, các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ đã dần được làm sáng tỏ.
Lỗi thuộc về ai?
Sự việc Lazada tiếp tay cho các cơ sở, tổ chức buôn bán sách giả, sách lậu như trên thực chất đã vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ. Tại Việt Nam, vấn đề về sở hữu trí tuệ đã trở thành hình thức quá quen thuộc. Tuy nhiên để giải quyết, ngăn chặn hành vi này lại là một thách thức lớn. Nguy cơ từ vấn đề này có thể dẫn đến sự sụp đổ trong nền kinh tế đất nước.
Trong vụ việc này, lỗi lầm đầu tiên phải kể tên các cơ quan kiểm định, giám sát khi chưa có sự nhất quán trong quản lý, chưa tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh cho người dân. Các biện pháp xử lý mới chỉ dừng lại ở mức nhắc nhở, răn đe, hoặc cao hơn là phạt hành chính. Thế nhưng lãi xuất từ việc buôn bán sách giả có thể lên tới hàng tỷ đồng. Số tiền này cũng nhằm mục đích đối phó với các cơ quan chức năng.
Về phía Lazada: “Lazada là nơi quy tụ lượng lớn các nhà xuất bản, đơn vị phát hành, phân phối sách hàng đầu Việt Nam trên môi trường trực tuyến. Chúng tôi luôn tôn trọng các quy định của pháp luật hiện hành. Chung tôi luôn thực thi những biện pháp quản lý nền tảng nghiêm ngặt để có thể mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho các thương hiệu, nhà bán hàng và người tiêu dùng”.
Có thể thấy Lazada chỉ là một nền tảng TMDT, một ứng dụng cung cấp sản phẩm tới người dùng. Tự thân Lazada không tạo ra sản phẩm hay nói đúng hơn là sách giả trong trường hợp này. Vì thế khi quy cách trách nhiệm không thể chỉ có Lazada; mà cần phải xem xét tới bên cung cấp. Nhưng, lỗi của Lazada lại chính là “vật chứa” cho những sản phẩm giả mạo. Bên cạnh đó, các sản phẩm từ Lazada chưa hề được kiểm chứng.
Các “gian thương” sản xuất sách lậu mới chính là “kẻ đứng sau” sự việc. Thông thường, để làm ra một cuốn sách giả sẽ cần tới nhiều máy móc và các bên trung gian. Sách sau khi được in sẽ được chuyển giao cho các cơ sở nhỏ lẻ khác để phân tán rộng. Các sản phẩm giả như vậy hiện được lưu hành trên các trang TMDT lớn, người dùng dễ tiếp cận. Mục đích là nhằm trục lợi từ phía người tiêu dùng. Vì cái lợi trước mắt mà không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào. Điều này sẽ gây phá hủy kinh tế thị trường. Một đầu sách được tạo ra có thể đem lại lợi nhuận gấp 2, 3 lần so với sách gốc.
Sự việc tương tự
Một hành động nhỏ nhưng có thể kéo theo sự suy đồi kinh tế; gây thiệt hại lớn tới First News – Trí Việt cùng các doanh nghiệp khác. Trong đó, doanh thu của First News có thể bị giảm mạnh. Điều này ảnh hưởng tới việc bảo hộ và chi trả tác quyền cho các tác giả sách. Hơn nữa, việc buôn lậu các loại sách kém chất lượng cũng sẽ làm xấu đi hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng. Câu chuyện về First News kiện Lazada thực ra không phải là câu chuyện đầu tiên về việc buôn bán sách giả, sách lậu trên thị trường.
Trước đó, tại Mỹ đã xảy ra trường hợp tương tự với Công ty Lopreiato với sản phẩm Forearm Forklif. Foream Forklif là tên gọi của loại dụng cụ nâng đỡ đa năng; nhằm hướng tới những người phải khuôn vác nhiều trong công việc. Đây cũng từng là sản phẩm bán chạy nhất tại cửa hàng bán lẻ như Wal-Mart, Auto Zone…Tuy nhiên, một sản phẩm khi được bày bán rộng rãi trên thị trường chắc chắn sẽ không tránh khỏi việc bị làm giả.
Foream Forklif đã được đăng ký cấp bằng sáng chế, có hình ảnh, thương hiệu, tên độc quyền. Nhiều “gian thương” vẫn chủ động sản xuất hàng loạt các sản phẩm hàng giả với chi phí thấp nhưng lại thu về lợi nhuận cao hơn. Hậu quả sau đó đã khiến Lopreiato khủng hoảng nghiêm trọng. Công ty phải cắt giảm số lượng lớn nhân viên, mức doanh thu năm 2016 chưa đạt tới 500 USD.
-Lootnep-