Chắc hẳn hiện tại cái tên Tesla không còn ai xa lạ nữa, bởi lẽ đó chính là hãng xe với danh hiệu “Thương hiệu xe hơi có giá trị nhất thế giới”. Tuy nhiên, không chỉ nổi tiếng bởi là dòng xe điện mạnh nhất, hiệu quả nhất hiện giờ, nhưng Tesla còn được biết đến bởi ông chủ của nó – Elon Musk, người giàu nhất thế giới trị giá hàng trăm tỷ đô la Mỹ. Trái lại, nguồn gốc đích thực của cái tên Tesla mà có khi cả Elon Musk cũng không biết (bởi công ty này là do ông mua lại) khởi nguồn từ ông hoàng sáng chế mệnh khổ Nikola Tesla thì lại hiếm người biết.

Tesla được đặt theo tên kỹ sư điện, nhà sáng chế Nikola Tesla. Chiếc Tesla Roadster – mẫu xe đầu tiên của Công ty Tesla sử dụng mô tơ điện xoay chiều dựa trực tiếp trên thiết kế gốc năm 1882 của ông hoàng Nikola Tesla.

Quay ngược dòng lịch sử gần 150 năm về trước, vào những năm 1870s, Nikola Tesla khi đó vẫn còn là một thanh niên thiên tài với nhiều hoài bão trong cuộc đời đã gặp một cú sốc lớn khi cha ông mất để rồi từ đó, ông lao đầu vào việc học, sáng tạo và chế tạo những bộ máy cơ học mạnh mẽ.

Tuy nhiên, cũng chính vì nỗi đau đó mà ông mất kiểm soát, tranh cãi với một vị giáo sư tên là Jakob Pöschl, cuối cùng dẫn đến việc mất học bổng và trở thành một con nghiện cờ bạc.

Theo đuổi đam mê

Không từ bỏ, Tesla tiếp tục đứng dậy, trở thành một thợ nghề làm việc cho công ty Continental Edison Company ở Pháp vào năm 1882. Công việc chính của ông là thiết kế và cải tiến các thiết bị điện.

Cũng chính cùng năm mà ông cho ra đời bản thiết kế về mô tơ điện xoay chiều, khởi nguồn cho công ty xe hơi lớn nhất thế giới 150 năm sau đó.

Vào tháng 6 năm 1884, Tesla bỏ việc và chuyển đến thành phố New York để tìm kiếm cơ hội mới. Dẫu vậy, cơ hội mới không thấy đâu nhưng trong suốt chặng đường, Tesla nếm trải đủ gian khổ trần gian, từ bị cướp, trộm vé, tiền bạc, đến cả hành lý cũng xuôi theo dòng nước.

Cuối cùng, ông đến làm việc cho Edison Machine Works. Tuy nhiên, tại nơi này ông tiếp tục bị đối xử thậm tệ. Thậm chí ông còn bị ông chủ Edison cho cú lừa ngoạn mục với giải thưởng 50 ngàn đô nếu ông có thể nâng tầm hiệu quả kinh tế lẫn chất lượng của máy phát điện và mô tơ. Nhưng sau khi hoàn thành nhiệm vụ không tưởng đó thì Edison không giữ lời và chỉ đề nghị tăng lương ông từ 18 đô đến 28 đô một tuần, chứ không phải giải thưởng 50,000 đô.

Hiển nhiên, Tesla quyết định nghỉ việc tại công ty Edison.

Ông hoàng sáng chế sa cơ lỡ vận

Sau khi rời Edison, Tesla đã nghiên cứu bằng sáng chế một hệ thống chiếu sáng hồ quang, tương tự với thiết bị mà ông đã từng phát triển ở công ty cũ.

Một thời gian sau, Tesla được sự hỗ trợ của nhiều bên và quyết định thành lập công ty của riêng mình với tên công ty Sản xuất & cung cấp thiết bị điện chiếu sáng Tesla (Tesla Electric Light & Manufacturing).

Tuy nhiên, việc kinh doanh không mấy thành công. Thị trường bất ổn dẫn đến việc các nhà đầu tư từ bỏ Tesla, họ thậm chí còn sa thải ông và khiến công ty Tesla phá sản.

Những phát minh đi trước thời đại của Nikola Tesla - VnExpress
Cuộc đời bi thảm của ông hoàng sáng chế Nikola Tesla

Vài chục năm sau đó, Tesla không bỏ cuộc và vẫn đam mê sáng chế, sáng tạo nên những thiết bị tạo đột phá trong tương lai và dẫu rằng cuộc đời của ông không mấy thành công, thậm chí có thể nói là tràn đầy bi kịch, những sáng chế vĩ đại của ông vẫn tạo tiền đề cho những sáng chế, sự đổi mới ngoạn mục của nền kinh tế trong tương lai.

Trong suốt cuộc đời mình, Tesla đã nhận được khoảng 300 bằng sáng chế trên toàn thế giới cho các sáng tạo của mình. Thậm chí, con số này còn không đủ để thể hiện sự vĩ đại của ông bởi có nhiều bằng sáng chế của Tesla không được tính đến. Nhiều nguồn tin khác nhau chỉ ra rằng có một số bằng sáng chế được cất trong kho lưu trữ bằng sáng chế vốn nên thuộc về Tesla.

Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng Tesla đã có tối thiểu 278 bằng sáng chế tại 26 quốc gia. Hầu hết các bằng sáng chế của Tesla được cấp ở Hoa Kỳ, Anh và Canada, nhưng nhiều bằng sáng chế khác đã được chấp thuận ở các quốc gia trên toàn cầu.