Nhiều khả năng Taylor Swift sẽ phát hành lại album “Reputation”. Đây có thể là dự án cuối cùng của cô được thu âm lại và trở thành “Taylor’s Versions”. Bài viết này sẽ tập trung vào các vấn đề bản quyền và các quyền liên quan của Taylor Swift.
Ở tuổi 15, Taylor Swift ký hợp đồng với hãng thu âm Big Machine Records (BMR), trao cho họ bản quyền sáu album phòng thu đầu tiên của cô. Đây là một thông lệ trong ngành công nghiệp âm nhạc, theo đó các ca sĩ mới nổi thường chuyển giao các quyền của họ cho nhà sản xuất để đổi lấy sự hỗ trợ tài chính.
Tuy nhiên, Taylor Swift không hài lòng với việc sử dụng các quyền trên của BMR và cô đã phải thu âm lại album. Chiến lược này giúp cô có thể giành lại các quyền liên quan đến âm nhạc của mình.
Vai trò của Luật Bản quyền và Quyền Kinh tế tại Hoa Kỳ
Với tư cách là bên ký kết WPPT (Hiệp ước biểu diễn và bản ghi âm của WIPO), Hoa Kỳ cấp cho người biểu diễn quyền kinh tế đối với các buổi biểu diễn các bản ghi âm. Các quyền này bao gồm quyền kiểm soát việc sao chép, phân phối, cho thuê và cung cấp theo yêu cầu.
Vừa là ca sĩ và vừa là nhạc sĩ, Taylor Swift giữ bản quyền đối với lời bài hát, giai điệu, nhịp điệu và các thành phần âm nhạc khác trong bài hát của cô, khi chúng được cụ thể hóa dưới một phương tiện hữu hình—một yêu cầu để bản quyền phát sinh theo luật Hoa Kỳ.
Các quyền kinh tế được giao cho BMR liên quan đến việc hoàn thiện các album: bản ghi âm đầu tiên cho các buổi biểu diễn. Việc kiểm soát tác phẩm âm nhạc gốc có nghĩa là kiểm soát cách thức các tác phẩm âm nhạc được sao chép, phân phối và truyền tải tới công chúng. Tuy nhiên, Taylor Swift vẫn giữ bản quyền đối với các sáng tác, cho phép cô phân phối lại âm nhạc của mình một cách độc lập.
Luật bản quyền của Hoa Kỳ cho phép tạo các bản ghi âm âm nhạc mới tương tự hoặc thậm chí gần giống với bản ghi hiện có mà không vi phạm bản quyền.
Để ngăn chặn việc ghi lại các bản ghi âm nhạc sớm và tăng doanh thu cho hãng thu âm, hợp đồng của Taylor Swift có điều khoản “hạn chế ghi lại” trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khi điều khoản trên hết hạn, cô có thể tự do sản xuất các bản thu âm mới từ âm nhạc của mình.
Trước đó, vào năm 2020, album đầu tiên “Fearless” của Taylor Swift đã đủ điều kiện để được thu âm lại.
Câu chuyện này nhấn mạnh việc các nghệ sĩ cần phải thận trọng khi ký hợp đồng, và các hãng thu âm phải đối xử công bằng với những người có ít quyền thương lượng hơn. Các nghệ sĩ mới thường chỉ nỗ lực trong việc sử dụng tài năng của mình để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật mới lạ, nhưng chưa thực sự chú trọng đến lợi ích thương mại mà các tác phẩm đó có thể đem lại. Vụ việc của Taylor Swift cho thấy tầm quan trọng của bản quyền trong việc đảm bảo rằng các nghệ sĩ có thể nắm giữ quyền kiểm soát các sản phẩm sáng tạo của họ.